Truyen xuyen khong np sunđam mỹ hay nhất mọi thời đạxem tay du ky tap 45

     

Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật có nhiều phiên bản nhất từ trước đến nay trên màn ảnh xứ Trung. Có những phiên bản trở thành kinh điển trong kinh điển, cũng có những phiên bản chẳng mấy người biết đến.


Bạn đang xem: Truyen xuyen khong np sunđam mỹ hay nhất mọi thời đạxem tay du ky tap 45

Trong số những nhân vật nổi bật, bao thầu không biết bao nhiêu dự án phim ảnh lớn nhỏ xứ Trung, không thể không nhắc đến Tôn Ngộ Không cùng nguyên tác "tượng đài" Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân. Đại Thánh đã trở thành nguồn cảm hứng làm phim dồi dào đến nỗi, gần như năm nào cũng phải xuất hiện một phiên bản mới dựa trên danh tác này tại Trung Quốc. Dù rằng, trong nguyên tác còn rất nhiều nhân vật cùng câu chuyện riêng khác. Song, Tôn Ngộ Không luôn là nhân vật được ưu ái nhất và sở hữu nhiều phiên bản khác nhau trên màn ảnh.

Tây Du Ký luôn là đề tài để các nhà biên kịch khai thác, gần như mỗi năm đều sẽ có một phiên bản khác của danh tác này ra đời. Trong đó, Tôn Ngộ Không là nhân vật được ưu ái nhiều nhất, cũng là nhân vật có nhiều phiên bản nhất trên màn ảnh lớn nhỏ. Dưới đây là 45 phiên bản Tôn Ngộ Không nổi bật trên màn ảnh Á - Âu mà chưa chắc các fan của Mỹ Hầu vương đã "nằm lòng" hết.

1. Tôn Ngộ Không đầu tiên trên màn ảnh



Trong hình là phiên bản Tôn Ngộ Không của năm 1940. "Tây Du Ký" là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, thế nhưng Nhật Bản lại là nước đầu tiên đưa các nhân vật trong truyện lên màn ảnh



Đến năm 1953, Tôn Ngộ Không mới chính thức xuất hiện trên màn ảnh Hoa Ngữ tại Hồng Kông qua tác phẩm "Trư Bát Giới Chiêu Thân" (1953). Lúc này, Tôn Đại Thánh còn chưa tiến hóa hoàn toàn, vẫn giữ nguyên lốt khỉ của mình


2. Thập niên 60 – Nền điện ảnh bắt đầu phát triển, Ngộ Không phủ sóng trên từng cây số



"Tôn Ngộ Không Và Ba Lần Đánh Bạch Cốt Tinh" (1960) được công ty chế tác điện ảnh Thượng Hải đầu tư sản xuất dưới dạng phim Thiệu Kịch (một loại hình nghệ thuật lưu hành tại Chiết Giang, Thượng Hải)



Có người cho rằng đây là bản tôn trọng nguyên tác nhất: Tôn Ngộ Không mặt đỏ, Trư Bát Giới mặt đen, Đường Tăng là một hòa thượng già. Người vào vai Tôn Ngộ Không chính là Lục Linh Đồng, cha của Ngộ Không bản kinh điển năm 1986 - Lục Tiểu Linh Đồng



Có lẽ nhân vật Tôn Ngộ Không rất được lòng khán giả xứ Cảng Thơm nên gần như mỗi năm đều có một phiên bản Mỹ Hầu Vương được ra đời tại đây. Trên ảnh là phim "Tây Du Ký" và "Thiết Phiến Công Chúa" (1966) với sự xuất hiện của hai phiên bản Tôn Ngộ Không khác nhau


Hai phiên bản khác của Ngộ Không vào năm 1966 và sau 1967. Trông giống nhau thế thôi chứ đây là hai người khác nhau hoàn toàn đấy.


3. Thập niên 70 – Thời điểm Tôn Ngộ Không và "Tây Du Ký" bắt đầu đi vào thoái trào, tần suất không còn dày đặc như trước


Khi thời hoàng kim đã qua, đại sư huynh đành chấp nhận nhường sân khấu cho người khác, khiêm tốn làm một nhân vật phụ trong "Hồng Hài Nhi" (1975)


Phiên bản Tôn Ngộ Không trong tác phẩm "Ngộ Không Và 72 Phép Biến Hóa" (1976). Có ai ngờ được Đại Thánh đại náo thiên cung lại trông nữ tính thế này không? Nhưng như vậy lại rất xứng với danh hiệu Mỹ Hầu


Thị trường Hồng Kông – Trung Quốc đã không còn thỏa mãn được Tôn đại gia. Ngài quyết định trở lại khai thác thị trường Nhật Bản, xứ sở chuyện trời ơi đất hỡi gì cũng có thể xảy ra. Thế nên, chuyện sư phụ hóa mỹ nữ trong tác phẩm "Tây Du Ký" (1978) cũng không có gì lạ


Đài Loan cũng vào cuộc khai thác nhân vật thần thông quảng đại này khi ra mắt tác phẩm "Tôn Ngộ Không Đại Chiến Phi Nhân Quốc" (1982)


Trang phục của nhân vật trong "Chuyện Thần Thoại Trung Quốc: Tây Dy Ký" (1983) được chăm chút nhiều hơn


Vai diễn để đời của nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng - cũng là phiên bản Tôn Ngộ Không thành công nhất trong lịch sử - cho đến nay vẫn là tượng đài không thể đánh đổ trong lòng khán giả. Có thể sẽ còn rất nhiều phiên bản mới lạ hơn, độc đáo hơn, nhưng khi nhắc đến "Tây Du Ký", không ai có thể quên được Lục Tiểu Linh Đồng


5. Thập niên 90 – Thời kỳ nhân vật Tôn Ngộ Không xa rời nguyên tác


Phiên bản Tôn Ngộ Không trong " Tây Du Bình Yêu" (1991) có lẽ là phiên bản "trụi lông" nhất từ trước đến nay!


Tôn Ngộ Không tấn công thị trường Nhật Bản hai năm liên tiếp qua hai phiên bản "Tây Du Ký" năm 1993 và 1994. Có thể thấy xứ sở mặt trời mọc yêu thích nhân vật này đến mức nào


Tuy gần như "đập nát" toàn bộ nguyên tác, nhưng "Đại Thoại Tây Du" (1995) của Châu Tinh Trì vẫn được khán giả coi là một tác phẩm kinh điển trong sự nghiệp của anh. Mỗi khi nhắc lại, nhiều người vẫn cảm thấy tiếc nuối cho mối tình của Ngộ Không và Tử Hà tiên tử


Xem thêm: Top 4 Cách Tìm Tin Nhắn Đầu Tiên Trên Facebook Messenger Chính Xác 100%

Tôn Ngộ Không phiên bản Trương Vệ Kiện trong "Tây Du Ký" (1996) được xem là bản thành công nhất của TVB, không chỉ mang lại tiếng cười nhẹ nhàng cho khán giả mà bộ phim còn truyền tải được rất nhiều câu chuyện Phật pháp. Mỗi một nhân vật trong phim đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả


Năm 1998, TVB làm phần tiếp theo với tên "Tây Du Ký 2". Vai diễn Tôn Ngộ Không được chuyển cho Trần Hạo Dân đảm nhận. Thế nhưng, cái bóng của Trương Vệ Kiện để lại quá lớn, phiên bản của Trần Hạo Dân không có đột phá nên không gây được tiếng vang như phần một


"Ngộ Không" Lâm Chí Dĩnh hợp tác với ngôi sao võ thuật nhí Thích Tiểu Long mang đến cho khán giả một bộ phim hành động hài hước có tên "Thiên Đình Ngoại Truyện" (1997). Điểm độc đáo là Hầu Vương trong phiên bản này có bộ lông đen mượt, chứ không phải màu vàng cam như những phiên bản khác


Tôn Ngộ Không trong "Đông Du Ký" (1998). Nhưng lần này, Đại Thánh chỉ đóng vai khách mời trong hành trình lịch kiếp của Bát Tiên mà thôi


6. Những năm 2000 – Thời điểm công nghệ và kỹ xảo dần lên ngôi


Tôn Ngộ Không trong tác phẩm "Vương Quốc Bị Mất" (2001). Tác phẩm này nhận về không ít gạch đá vì bôi nhọ nguyên tác khi để một anh chàng người Mỹ thay thế vai trò của Đường Tăng


Điều khiến cho khán giả từ Đông sang Tây đều khó chịu ở phiên bản này chính là chuyện tình giữa "Đường Tăng" và Quan Âm. Đây có thể xem là một trong những phiên bản "lỗi" nhất của "Tây Du Ký"


Năm 2005, thầy trò Đường Tăng lại tiếp tục dắt nhau lên màn ảnh rộng qua phim điện ảnh "Tình Điên Đại Thánh" (2005). Lần này, Đại Thánh không chiến đấu cùng yêu quái, mà phải đối mặt với người ngoài hành tinh!


Éo le hơn nữa là trong phim điện ảnh này, sư phụ lại động lòng trước hai nàng người ngoài hành tinh xinh đẹp, bắt đầu một chuyện tình tay ba đầy đau khổ. Ngộ Không đành dâng danh hiệu Đại Thánh này cho sư phụ thôi! Ngoài ra, Ngộ Không ở phiên bản này còn được nhuộm tóc và ăn mặc rất thời trang


Nhật Bản lại một lần nữa trình diễn cho thế giới thấy khả năng sáng tạo vô biên của mình với một Tây Du Ký phiên bản sặc sỡ sắc màu vào năm 2006. Tạo hình khó hiểu, biểu cảm khó đỡ, khó trách Đại Thánh Gia lại mếu máo thế kia


Công nghệ thông tin bắt đầu phát triển, chiếc điện thoại đến từ tương lai có thể đưa người dùng du hành xuyên thời gian đã đưa Mỹ Hầu Vương đến với thế giới hiện đại, người hâm mộ nhanh chóng tranh thủ thời cơ xúm lại xin chữ ký. Đây là bộ phim mang tên "Chiếc Điện Thoại Thần Kỳ" (2006)


Lý Liên Kiệt đã mang đến cho khán giả Hollywood một phiên bản Tề Thiên Đại Thánh mới mẻ hơn. Ngôi sao võ thuật đã kết hợp với Thành Long trong "Vua Kungfu" (2008), cùng ông tạo nên những pha đấu võ đẹp mắt


Một phiên bản "Tây Du Ký" ra mắt vào năm 2010 với hình ảnh đẹp mắt hơn, kỹ xảo tiên tiến hơn. Thế nhưng, nó vẫn không tài nào vượt qua được bản kinh điển của Lục Tiểu Linh Đồng


Ngộ Không đã bắt kịp xu thế, tóc tai cắt tỉa gọn gàng, chải keo vuốt vuốt trong "Hy Du Ký" (2010). Không nói ra, Đại Thánh rất dễ bị hiểu nhầm thành nhân vật trong bộ truyện tranh Nhật Bản nào đó rồi


Cố diễn viên Kiều Nhậm Lương vào vai Ngộ Không với những tạo hình vô cùng khó đỡ. Đây có thể xem là phiên bản hài hước, nhí nhố và cũng không kém phần nhảm nhí nhất trong tất cả các phiên bản Tôn Ngộ Không trên màn ảnh


Sau Nhật và Mỹ, Hàn Quốc là nơi tiếp theo mà Đại Thánh đặt chân đến. Có vẻ mỗi lần xuất ngoại thì Mỹ Hầu Vương đều trở nên rất kì dị. Trên đây là hình ảnh của vua khỉ trong "Tây Du Trở Lại" (2011)


"Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện" (2013) đã giới thiệu đến khán giả phiên bản Tôn Ngộ Không già nhất mọi thời đại!


Mỹ Hầu Vương của tài tử Chân Tử Đan trong "Đại Náo Thiên Cung" (2014). Phim có kỹ xảo đẹp mắt, quy tụ nhiều diễn viên lớn như Châu Nhuận Phát, Quách Phú Thành…


Dựa theo cốt truyện từ "Đại Thoại Tây Du" (1995), phần ba tiếp tục ra mắt với tên "Đại Thoại Tây Du 3". Nam diễn viên trẻ Hàn Canh thay thế Châu Tinh Trì, tiếp tục kể lại chuyện tình giữa tiền thân của Tôn Ngộ Không là Chí Tôn Bảo và Tử Hà tiên tử. Tuy phim không thành công như hai phần trước nhưng vẫn nhận được nhiều lời khen từ khán giả


Kịch bản của "Tôn Ngộ Không Và Ba Lần Đánh Bạch Cốt Tinh" (2016) tuy không mới, nhưng kỹ xảo được đầu tư công phu, đồ họa đẹp mắt hơn. Thiên Vương Quách Phú Thành còn được mệnh danh là Mỹ Hầu Vương điển trai nhất nhì màn ảnh rộng


Dưới bàn tay nhào nặn của vua hài Châu Tinh Trì và đạo diễn Từ Khắc, Lâm Canh Tân đã hóa thân thành Vua Khỉ lạnh lùng, bất cần đời với những pha hành động mãn nhãn trong "Tây Du Phục Ma Ký" (2017)


Trong dự án phim truyền hình làm lại theo "Đại Thoại Tây Du" của Châu Tinh Trì - "Đại Thoại Tây Du: Yêu Người Một Vạn Năm", vai diễn Tôn Ngộ Không được giao cho Hoàng Tử Thao. Phim dự kiến dài 40 tập và dự kiến lên sóng trong năm 2017



Vừa qua, nam tài tử Lâm Phong đã khiến cư dân mạng xôn xao trước tạo hình Hầu Tử trong dự án phim truyền hình "Đại Bát Hầu". Đáng nói ở chỗ, chính anh cũng nhận định vai Hầu Tử này của mình giống một tay thần kinh. Phim dự kiến lên sóng vào năm 2018


Tôn Ngộ Không tóc dài lãng tử trong "Huyền Thoại Mỹ Hầu Vương" của Mỹ. Phim cũng dự kiến lên sóng trong năm 2018 trên kênh Netflix