Loi bai hat tieng chim trong vuon bađồng hồ màu vàng hồntrac nghiem tieng anh co dap ahình ảnh thiên nhiên đẹp nhất
Câu đối đã sưu tầm được giai thoại và sự tích hoàn chỉnh
Lê Văn Hưu
Lê Văn Hưu người làng Phủ-lý, huyện Đông-Sơn, lộ Thanh-hoa, đỗ bảng nhãn năm Đinh mùi (1247), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình dưới triều Trần Thái Tông. Lúc đó ông mới 18 tuổi. Sau làm đến chức Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu. Tương truyền, khi còn là học trò, một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Bác thợ rèn thấy chú bé mới tí tuổi đầu đã chăm lo việc học hành, bèn ra một vế đối để thử tài:vế ra:Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắtBễ lò rèn là hai ống trụ tròn, rỗng ruột làm bằng gỗ (sau này bằng nhôm hoặc thép), đường kính chừng 15 - 20 phân, cao khoảng 70 phân. Bên trong đặt 2 thanh gổ, quân vải. Cấu trúc như cếc bơm tay xe đạp. Cần gío thỗi cho lửa cháy to, người thợ 2 tay 2 thanh gổ rút lên, hạ xuống… tạo ra luồng gió thổi vào lò nung. Khi có gió thổi, phát ra tiếng phì phò - như người bị hen thở, tất nhiên to hơn nhiều.Lê Văn Hưu đối:Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyênCâu đối này có thuyết nói của Đoàn Hy. Đoàn Hy vừa làm thợ rèn, vừa chăm chỉ học, đổ thủ khoa thi Hương trường Nam Định. Tuy nhiên có 1 số chữ nghĩa hơi khác cho nên đưa cả câu để phân biệt cho rõ. Quan chủ khảo biết nghề nghiệp vị tân khoa, ra câu đối:Than bỏ vào lò, sắt bỏ vào lò, bể thổi phì phò, đúc ra miếng bạcĐoàn Hy đối lại:Mực nằm trong túi, bút nằm trong túi, người viết lúi húi, tên chiếm bảng vàngĐặng Ma La (1234 - 1285)
Đặng Ma La là con Tiễn sĩ Đặng Nghiêm quê làng An Để, Vũ Thư, Thái Bình. Gặp thời tao loạn, nhà Trần cướp ngôi, hai cha con phải chạy về quê lánh nạn tại làng Khúc Thuỷ, Chương Đức, Hà Đông và đổi từ họ Lý sang họ Đặng. Thân mẫu của Đặng Ma La tên là Lý Thị Tiêu, một hôm đi cấy mướn về giữa đồng làng thì trời giông bão. Cô phải chui vào một cái quán, ngủ thiếp đi, cô mơ thấy một vị thần có bàn chân to lớn còn để lại dấu. Cô ướm bàn chân mình, người thấy khác lạ, rồi cô có mang. Cô sinh ra một chàng trai tuấn tú, đạt tên cho con là Ma La – ý nói con ma ở xứ đồng La đã nhập vào mình nên sinh con! Mùa xuân năm Đinh Mùi 1247, Vua Trần Thái Tông mở khoa thi lần đầu tuyển chọn Tam khôi đặt danh hiệu Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa. Dự khoa thi năm ấy, Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng Nhãn, Đặng Ma La đỗ Thám Hoa.
Bạn đang xem: Loi bai hat tieng chim trong vuon bađồng hồ màu vàng hồntrac nghiem tieng anh co dap ahình ảnh thiên nhiên đẹp nhất
Một hôm, thầy Đồ làng ra câu đối để thử tài Đặng Ma La:
Làm thằng chí, làm thằng chuột, làm thằng bạch đinh, khốn khó lầm than cùng mặt đấtĐặng Ma La nhanh chóng ứng khẩu:Đỗ ống cống, đỗ ông nghè, đỗ ông hoàng giáp, giàu sang phú quý lệch ngang trời
Trong bữa tiệc dãi các tân khoa, vua Trần hỏi “Do đâu mà có tài học như vậy?”. Nguyễn Hiền trả lời:“sinh nhi tri chi”(sinh ra đã biết hết)
Vua nhìn sang Đặng Ma La:“Đắc ư sư truyền”(nhờ được thầy truyền dạy). Nhà vua rất hài lòng về câu của Đặng.Tại đền thờ Đặng Ma La ở Hàng Kênh - Hải Phòng còn câu đối:
Khoa giáp tứ truyền thập tứ tuế Thám hoa kỳ thủyLương hoàn phúc trạch kỷ thiên niên trúc lãnh như anhDịch nghĩa:
Khoa giáp truyền đời khởi đầu đỗ Thám hoa 14 tuổiĐất phúc hoàn lương nghìn năm xây đắp mãi dõi tinh anhNguyễn Hiền
Đối đáp với quan Lang Trung:Hồi mới lên bảy tuổi, Nguyễn Hiền thường hay chơi trò nặn đất với bọn trẻ mục đồng. Một lần trạng nặn con voi đất, rồi lấy bốn con cua để vào bốn chân, lấy đỉa làm vòi, lấy bướm làm tai, thành ra voi đất cũng cử động được, khiến bọn trẻ vui thích reo hò ầm ĩ. Chợt một ông quan đi qua đứng lại xem và hỏi chuyện cậu bé Hiền. Thấy cậu bé khéo léo lại láu lỉnh, ông quan liền đọc đùa một câu:
Nguyễn Hiền vốn quê làng Hà Dương (tỉnh Nam Định). Nguyễn Hiền thi đình, đỗ trạng nguyên lúc mới 13 tuổi. Tại lễ triều kiến các vị tân khoa, vua Trần Thái Tông thấy trạng quá nhỏ, bèn cho trạng về quê, hẹn ba năm sau sẽ cho vào triều phong quan. Được ít lâu, sứ thần Mông Cổ sang An Nam đem 1 bài thơ sang thách giải nghĩa: "Lưỡng nhật bình đầu nhật, tứ sơn điên đảo sơn, lưỡng vương tranh nhất quốc, tứ khẩu tung hoành gian". Vua Trần hỏi các quân thần thì không ai hiểu nghĩa lý ra làm sao, phải sai hai quan văn võ đến nhà ông Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai viên khâm sai không quản ngày đêm, phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng, thấy một lũ trẻ đang đùa nghịch ở gốc đa đầu làng, viên quan võ thử ra một câu đối để dò xem Trạng có mặt trong đám ấy chăng, vế ra là:
Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con nấy?(câu này nói về cách chuyển hóa chữ: “tự” <字> (chữ), ‘tách’ <宀> (giằng đầu), còn “tử” <子> (con)Một đứa trẻ đối ứng khẩu ngay:Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này?(vế dưới cũng là phép tương tự: “vu” <于> (chưng), ‘bỏ’ <一> (ngang), thành chữ “đinh” <丁> (đứa)Đối xong đám trẻ giải tán ai về nhà nấy, hai viên sứ giả biết đứa trẻ ấy là Trạng Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà thì thấy Trạng đang lúi cúi ở dưới bếp.Viên quan văn bèn đọc một câu rằng:Văn quân từ viễn bảo trù, hà tu nự áo(Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp nước, lọ là phải nịnh vua bếp)Trạng Hiền ứng khẩu đối ngay:Ngã bản hữu quan cư đinh nại, khả tam điêu canh(Ta cốt có chức làm được Tể tướng, nhưng còn tạm nấu nồi canh. Nấu canh lạt mặn tại tay cũng như chức làm tướng)Hai vị khâm sai biết đúng là trạng bèn mời về cung, trạng nói: “Nhà vua muốn mời ta về phải có voi ngựa, bằng sắc, mũ áo rước ta đi”. Sứ phản hồi xin vua đầy đủ các nghi thức trên, bấy giờ trạng mới chịu hồi cung. Khi đến kinh, Trạng Hiền cầm bút viết ra một chữ và giải rằng: "Câu thứ nhất nghĩa là chữ nhật, ngược suôi bằng đầu nhau; Câu thứ nhì là bốn chữ san, ngược suôi cũng là chữ san cả; Câu thứ ba hai chữ vương tranh nhau ở trong một nước, câu thứ tư là bốn chữ khẩu ngang dọc đều là khẩu cả. Tóm lại chỉ là một chữ điền". Giải xong, đưa cho sứ Tầu xem, sứ Tầu phải chịu vì thế vua cử Nguyễn Hiền làm Kim tử vĩnh lộc đại phu; sau làm đến Công bộ thượng thư, không được bao lâu thì ông mất.Hiện nay, tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ đôi câu đối ca ngợi công tích của Trạng như sau:Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc(Mười hai tuổi khai khoa hai nước)Vạn niên thiên tuế lập tam tài(Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài)Đông A nhất giáp sinh tri TrạngNam Việt thiên thu quốc tế thầnCâu đối khắc tại đình Lại Đà thuộc xã Đông Hội huyện Đông Anh thủ đô Hà Nội:Kình thiên đại quán long lân trụDục nhật linh quang hổ nhãn trìDịch nghĩa:
Quán lớn chống trời cột vẩy rồngAo mắt hổ tắm trong ánh mặt trờiMạc Đĩnh Chi
Mạc Đĩnh Chi, người xã Lũng động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phú bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Bài phú đề cao được phẩm chất trác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt; Song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho đời biết đến. Ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinh quy bái tổ.
Câu đối viết ở trong nướcCâu đối viết tặng bạn đồng liêu:Trong khi làm quan tại triều, Mạc Đĩnh Chi có người bạn đồng liêu, ông này lấy hai vợ nhưng hay ghen tuông nhau. Một hôm, tan triều, ông gọi ông bạn kia trao cho một đôi câu đối, nói mới nghĩ ra để tặng bạn dán ở cửa buồng. Câu đối ấy đều dùng liền trong sách Hán Cao Tổ và trong Kinh Thư, mà rất hợp với cảnh bạn ông:
Đông đầu Hán-vương thắng, Tây đầu Hạng vương thắng, quyền túc tại túc hạ(Danh Đông Hán vương được sang Tây Hạng vương được, quyền ở dưới gót)Chinh Đông Tây- di oán, chinh Nam Bắc-địch oán, hà đọc hậu dự?(Đánh Đông mọi Tây oán, đánh Nam rợ Bắc oán: sao đến ta sau?)Câu đối viết ở chốn lầu xanh:Thốn thổ thị lương điền, canh giá bất câu xuân hạ nhật(Tấc đất làm ruộng tốt, cấy cày không kể hạ hay xuân)Tứ hoang giai ngã thác, thân tình hề dụng bắc nam nhân(Tay rộng mở bốn bề, thân tình không kể kẻ bắc nam)Đi sứ nhà NguyênTrên đường điĐối đáp với quan giữ ải Phong Lũy (tức Mục Nam quan):Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, do trời mưa làm trở ngại đường đi nên đến cửa khẩu sai hẹn, quân canh gác đóng cửa buộc phải chờ sáng hôm sau mới được qua ải. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biên bạch đòi mở cửa để đi cho kịp thì viên quan phụ trách ải nói: "Nghe nói ngài là người có tài văn chương. Sao không đem sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một câu đối, nếu đối thông suốt, tôi sẽ mở cửa ải; bằng không xin ngài chờ tới sáng". Rồi quân Nguyên thả từ trên cửa thành cao xuống một câu đố thách thức nếu sứ bộ đối được thì họ sẽ mở của thành cho đi.
vế ra: 過闗遲闗官閉閼過客過闗Quá quan trì, quan quan bế, át quá khách quá quan(Nghĩa là: “Tới cửa ải chậm trễ, cửa ải đóng, người coi ải đóng cửa không cho khách qua”).Nhưng nghe không ổn; bởi vì sự thể rõ ràng là người giữ ải không muốn cho khách qua ải lúc tối; chứ không hề có ý mời khách đi qua?! vế đối có 3 chữ quá và 4 chữ quan, ông suy nghĩ một lát rồi đọcvế đối như sau: 先對易對對難請先生先對Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối(Nghĩa là: “Ra câu đối dễ, đáp lại khó, xin mời ngài đối trước”).Vế đối của Mạc Đĩnh Chi có 4 chữ “đối” và 3 chữ “tiên,” đáp đúng với câu đối của viên quan giữ ải. Tưởng sẽ đưa sứ bộ Đại Việt vào thế bí; nào ngờ lại có vế đối quá hay. Quan coi ải vái Mạc Đĩnh Chi hai vái và quân Nguyên mở của ải để sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi đi qua biên giới vào giữa đêm. Theo giáo sư Lê Văn Đặng thì có lẽ ai đó (?) đã bịa ra giai thoại nầy khá hay, nhưng vế 2 chỉ đối được âm Hán Việt, không đối được chữ; nghĩa không chỉnh ở chữ thứ 5 của 2 vế: 官 (ông quan) khác với 對 (câu đối)Đối đáp với cao tăng đắc đạo:Qua ải ít lâu, đoàn sứ bộ ghé vào vãn cảnh một ngôi chùa ở mé đường, Mạc Đĩnh Chi có ngồi bàn luận văn chương với một nhà sư Trung Hoa.
Nhà sư đọc: 几以木杯不木如何以几為杯Kỷ dĩ mộc, bôi bất mộc, như hà dĩ kỷ vi bôi(Ghế là gỗ, chén chẳng là gỗ, sao nỡ lấy ghế làm chén)Mạc Đĩnh Chi đối: 僧曾人佛弗人何乃以僧師佛Tăng tằng nhân, Phật phất nhân, hà nãi dĩ tăng sư Phật?(Sư là người, Phật chẳng là người, sao lại để cho sư thờ Phật?)Câu đối đều mang tính chiết tự: Chữ “kỉ” <杞> gồm hai chữ “dĩ” <已> và “mộc” <木>; chữ “bôi” <杯> gồm hai chữ “bất” <不> và “mộc” <木>; chữ “tăng” <僧> gồm hai chữ “tằng” <曾> và “nhân” < >; chữ “Phật” <佛> gồm hai chữ “phất” <弗> và “nhân” < >. Hàm ý của vế ra đối chê ông Mạc người thấp bé (như cây gỗ kỉ) mà được trọng dụng. Vế đối lại cũng có thể có hàm ý: "việc tu hành của ông chẳng hợp lẽ chút nào".Giải oan cho Thư sinh:Trên đường đi đến kinh đô nhà Nguyên, trong một chiều hè nóng bức, Mạc Đĩnh Chi và tùy tùng lúc ấy thấy một quán nước ven đường thì dừng lại nghỉ chân. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, đến chào khách. Gần quán có một giếng nước. Trên thành giếng có viết 5 chữ: 銀缾腱上鼻Ngân bình, kiên thượng tị.
Thấy lạ, Mạc Đĩnh Chi hỏi duyên do. Bà cụ chủ quán chậm rãi kể: "Xưa có một cô gái bán hàng nước ở đây rất thông minh, học giỏi, chữ nghĩa tốt. Có một anh học trò thầm yêu cô hàng nước, muốn ngấp nghé. Ngày ngày đi học về, thường ghé vào quán uống nước; và tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh: "Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây quấy rầy làm gì nữa". Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân nhìn thấy cái ấm tích bằng bạc trên bàn, mới ra câu đối trên có nghĩa là “Bình bạc, mũi trên vai.” (Ý nói cái vòi trên cổ ấm nước). Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống cái giếng gần đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế xuất câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhưng xưa nay chưa ai đối được". Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi cười: "Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm giải oan cho hồn kẻ thư sinh".Mạc Đĩnh Chi bèn đọc: 金鎖腹中鬚Kim tỏa, phúc trung tu(Nghĩa là “Khóa vàng, râu trong bụng.” Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa). Sau đó, Mạc Đĩnh Chi sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa. Mọi người đều chịu ông đối giỏi.Ứng khẩu khi bị sa xuống hố:Sau nhiều ngày vất vả, Mạc Đĩnh Chi cùng sứ bộ đến Yên kinh, kinh đô nhà Nguyên. Nghe tin đồn Trạng nguyên An Nam nổi tiếng thông minh, quan lại nhà Nguyên mới hội nhau bàn cách chơi trác. Họ đào một cái hố vừa to, sâu quá đầu người, trên ngụy trang như đường đi ngay trước cây cầu vào kinh thành. Hôm sau, Mạc Đĩnh Chi dẫn sứ bộ vừa đi tới đó. “Huỵch" một tiếng, cả người lẫn ngựa Mạc Đĩnh Chi lăn luôn xuống hố. Các quan Tầu phá ra cười (cốt để hạ nhục Mạc Đĩnh Chi) rồi một viên quan nói: "Nghe nói tiên sinh là người đối đáp xuất chúng, chúng tôi không tin. Nếu tiên sinh đối được câu đối này thì toàn bộ quan lại chúng tôi xin đỡ tiên sinh lên". Ông đồng ý.
Viên quan kia đọc: 杆木横渠陸假相如私道Can Mộc Hoành Cừ Lục Giả Tương Như Tự Đạo(Nghĩa là: “Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng”).Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên những người nổi tiếng trong sử Trung Hoa ghép lại. Theo đó, “Can mộc” là Đoàn Can Mộc, một nhân vật đời Chiến quốc; “Hoành Cừ” là tên hiệu của Trương Tải, một triết gia đời Bắc Tống; “Lục Giả” người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ; “Tương Như” là Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc; “Tự Đạo” là Giả Tự Đạo, người đời Tống, một quyền thần chuyên chế.Mạc Đĩnh Chi nhớ lại lúc trước khi ngã, ông nhìn thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối: 大庭安石望之染略天台Đại Đình An Thạch Vọng Chi Nghiễm Lược Thiên Thai(Nghĩa là: “Đình to, đá vững, nhác trông như thể (núi) Thiên Thai”)Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu chủ mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó “Đại Đình” là một biệt hiệu của Thần Nông; “An Thạch” tức Vương An Thạch Thừa tướng đời Bắc Tống; “Vọng Chí” là danh nhân đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên Đế; Thiên Thai là một Tông Phái Phật Giáo, do Bồ-tát Long Thọ sáng lập 龍樹(梵文:Nāgārjuna) Riêng chữ "Nghiễm Lược" các nhà nghiên cứu chưa tra cứu ra là ai?! Chưa hiểu hết ý tưởng uyên thâm của Mạc Đĩnh Chi…Đúng theo lời hứa, văn võ bá quan triều Nguyên bất chấp áo mũ xúm lại đỡ ông Trạng lùn xấu xí nước Nam lên khỏi hố.Đối đáp với viên quan người Tống:Mạc Đĩnh Chi và đoàn sứ đang cưỡi lừa đi xem hàng ngoài đường phố, thì bỗng lừa Mạc Đĩnh Chi đụng độ với ngựa của một viên quan người Tống.
Viên quan này nhìn Mạc Đĩnh Chi bằng nửa con mắt và đọc một câu:Xúc ngã kỵ mã, Đông di chi nhân giả, Tây di chi nhân giả(chạm phải ngựa ta, không rõ là bọn Đông Di hay Tây Di vậy)Viên quan này lấy chữ "Đông di" ở sách Mạnh Tử, tỏ ý khinh rẻ người nước Nam là kẻ mọi rợ.Mạc Đĩnh Chi nhìn thẳng vào mắt tên quan, đáp:Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư(cưỡi lừa dạo chơi, mới biết người Bắc khoẻ hay người Nam khoẻ).::Vì chữ "Nam phương" lấy ở sách Trung Dung đã nói rõ thâm ý người phương Bắc chắc gì đã mạnh hơn người phương Nam, nếu mạnh hơn sao lại chịu để giặc Nguyên đô hộ? Viên quan người Tống kia tỏ ý xấu hổ, ra roi cho ngựa đi thẳng không dám hoạnh hoẹ nữa.Trong hoàng cung1 - Với chư quan đương triều:
Đối đáp với quan Thừa Tướng:Bữa nọ, trong lúc chờ thiết triều, quan Thừa Tướng ra vế đối: 安去女已豕為家An nữ khứ, dĩ thỉ vi gia(Chữ “an 安” bỏ chữ “nữ 女” đi, thêm chữ “thỉ 豕” vào thành chữ “gia 家”/“nhà”). Thấy ông là người thấp bé xấu xí tỏ ý khinh thường, đại ý là họ coi ông xấu xí như lợn, mà đưa đi sứ. Ngoài ra còn có ý khác là nhà Nguyên cần phải xóa sổ nước An Nam để nhập vào bản đồ Trung Quốc)Mạc Đĩnh Chi đáp lại: 囚出人立王成囯Tù nhân xuất, nhập vương thành quốc(Chữ “tù 囚” bỏ chữ “nhân 人” đi, thêm chữ “vương 王” vào thành chữ “quốc 囯”). Đại ý là người ở trong tù đưa ra thì họ cũng làm được vua một nước, câu này đối ý cũng rất chuẩn vì nó nói nên rằng dân Đại Việt không chịu đè nén như vậy mà vẫn đứng vững thành một quốc gia riêng)Đối đáp với quan Quan Thượng Thư:Quan Thượng Thư thấy vậy đọc:Thập khẩu tâm tư, tư quốc tư gia, tư phụ mẫu(câu này dùng phép chiết tự, chữ thập 十, chữ khẩu 口, chữ tâm 心 gộp lại thì thành chữ tư 思 có nghĩa là nhớ: nhớ nước, nhớ nhà, nhớ cha mẹ)Mạc Đĩnh Chi lên tiếng đối luôn:Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương(chữ thốn 寸,chữ thân 身, chữ ngôn 言 gộp lại thành chữ tạ 謝 có nghĩa là cám ơn: cám ơn trời, cám ơn đất, cám ơn vua)Câu đối trên đây vế xuất na ná với giai thoại về mối tình của Đường Bá Hổ - Điểm Thu Hương bên Trung Quốc, chỉ khác ở 2 chữ cuối cùng là "xã tắc"Đối đáp với quan Thái Sư:Quan Thái Sư đứng cạnh đó tiếp tục ra:Thiên lý vi trùng, trùng thủy trùng sơn trùng nhật nguyệt(Nghĩa là: Việt cách Trung Quốc nghìn dặm, núi sông nước đều giống như Trung Quốc. Nghĩa bóng: Họ gạ nước Việt nhập vào Trung Quốc)Mạc Đĩnh Chi đối lại như sau:Nhất nhân thành đại, đại quân đại quốc đại càn khôn(Nghĩa là: Một người cũng là lớn, có vua lớn, nước lớn có trời đất lớn. Nghĩa bóng: Nước Việt tuy nhỏ nhưng cũng có vua quan, có trời đất riêng không phụ thuộc vào ai)Đối đáp với quan Thái Uý:Quan Thái Uý liền nối tiếp mạch văn chương:Hải trung hàm thủy thanh thiên bao nhật nguyệt tinh thần(Nghĩa là: Trong bể đựng nước bao bọc trời xanh mặt trời mặt trăng và cả tinh thần. Nghĩa bóng: Đại ý nói Trung Quốc là nước lớn rộng như trời biển bao bọc cả trời xanh mặt trời mặt trăng và cả các vì sao, so nước Việt thì nước Việt nhỏ bé)Mạc Đĩnh Chi đối lại như sau:Hàn thượng phân kim chỉ địa quát đông tây nam bắc(Nghĩa là: Trên mâm chia vàng chỉ xuống đất bao quát cả đông tây nam bắc. Nghĩa bóng: Trên một cái mâm chia vàng ai cũng được chia như nhau không cậy lớn mà chia ít cho người khác chỉ xuống đất bao quát thấu suốt được 4 phương đông tây nam bắc, nói cách khác không thể khinh nước nhỏ mà ăn hiếp được)2 - Đối đáp với Hoàng Đế Nguyên Vũ Tông:
Đến khi thiết triều, vua Nguyên thấy sứ An Nam thấp lùn xấu xí liền ra một vế đối:Lị Mị Võng Lưỡng tứ tiểu quỷ(dịch nghĩa: Lị, Mị, Võng, Lưỡng là 4 con quỷ nhỏ) thiên tử có ý chê Mạc Đĩnh Chi hình dung xấu như quỷ, hơn nữa lại chơi chữ bởi các chữ lị <魑>, mị <魅>, võng <魍>, lượng <魎> đều có bốn chữ quỷ <鬼> ở bên phải.Mạc Đĩnh Chi đối lại:Cầm Sắt Tỳ Bà bát đại vương(dịch nghĩa: Cầm, Sắt, Tỳ Bà có 8 vua lớn) các chữ cầm <琴>, sắt <瑟>, tì bà <琵 琶> đều có tám chữ vương <王> đặt ở trên, phía trên là tên các loài quỷ phía dưới là tên các loại đàn. Vế đối này ông đã khéo chọn tên những cây đàn trong đó có 8 chữ vương. Chẳng những đã khéo tìm chữ đối lại với con số 4 mà lại có ý bảo ta đây là 8 vị đại vương chứ không phải 4 con quỷ nhỏ)Sau này trong ca dao có những câu sau: "Cầm đàn gảy khúc nam thương, tì bà cầm sắt bát vương đối gì?" và "Khéo đưa sách cổ mà ôn, lị mị võng lượng bốn con quỷ ngồi" là lấy ý từ giai thoại đối đáp trên. Trong tiểu thuyết võ hiệp "Xạ điêu anh hùng truyện" của Kim Dung, tác giả đã dùng câu đối này đưa vào đoạn Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung đi gặp Nam Đế chữa bệnh và thi thố với tứ đại đệ tử của ông là: Ngư, Tiều, Canh, Độc.vua Nguyên tiếp tục ra một vế nữa:Quých tập chi đầu, đàm Lỗ luận: tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri(Chim chích đậu đầu cành, bàn sách Luận ngữ: biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, đó mới là biết - câu này dùng chữ trong Luận ngữ. Âm "i" nhại tiếng chim kêu líu lo, chọc âm của tiếng Việt)Mạc Đĩnh Chi đáp lại:Oa minh trì thượng, độc Châu thư: lạc dữ thiểu nhạc lạc, lạc dữ chủng lạc nhạc, thục lạc?(Con ếch kêu trên bờ ao, đọc Châu thư: vui cùng ít người nhạc vui, vui cùng nhiều người nhạc vui, đằng nào vui hơn? - câu này dùng chữ trong Mạnh tử. Âm "ạc" nhại tiếng ếch kêu, chê giọng ồm ồm của người Tàu)Không chỉ riêng câu đối mà còn qua rất nhiều những thử thách khác nữa, Thiên tử Nguyên triều và chư quan đều công nhận học vấn của Mạc Đĩnh Chi uyên bác và sắc phong ông làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.Hồ Quý Ly
Giai thoại đối đáp với vua Trần Nghệ Tông (1321 - 1394):Trần Nghệ Tông tên thật là Trần Phủ, sinh tại kinh đô Thăng Long. Năm 1394, ông chiêm bao thấy Trần Duệ Tông đọc bài thơ: "Trung gian duy hữu xích chủy hầu, ân cần tiếm thượng bạch kê lâu, khẩu vương dĩ định hưng vong sự, bất tại tiền đầu tại hậu đầu". Dịch là: "Ở giữa chỉ có loài mỏ đỏ, lăm le lấn lên lầu gà trắng, khẩu vương đã định việc hưng vong, không ở trước mà ở về sau". Ông tự đoán: "xích chủy" (miệng đỏ) ám chỉ Quý Ly, "bạch kê" (gà trắng) là Nghệ Tông, vì ông tuổi Tân Dậu (1321); "khẩu vương" thì chữ khẩu và chữ vương là chữ "quốc"; việc nước còn hay mất sau sẽ thấy. Nghệ Tông biết ngày sau mình qua đời nhà Trần sẽ mất nước.Hồ Quý Ly, trước có tên là Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên. Sau ông cướp ngôi nhà Trần, xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng Đế, quốc hiệu Đại Ngu. Tương truyền Hồ Quý Ly lúc hàn vi thường theo cha nuôi họ Lê đi buôn đường biển, một lần thuyền ghé vào bờ, Quý Ly thấy trên bãi biển có ai vạch lên câu thơ:Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai(Quảng Hàn cung nọ một cành mai). Quý Ly thấy hay liền nhẩm thuộc lòng câu thơ đó. Sau này làm quan một hôm hộ giá vua Trần Nghệ Tông đi chơi, nửa chừng ghé vào tránh nắng ở điện Thanh Thử, thấy trước điện rất nhiều cây quế, vua liền ra câu dối:
Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế(Thanh Thử điện kia ngàn gốc quế)Quy Ly chợt nhớ lại câu thơ trước đây liền đọc luôn:Quảng Hàn cung lý Nhất Chi MaiNghe xong, các quan đều tán thưởng tài văn chương của Hồ Quý Ly. Vua Trần vừa phục, vừa thấy lạ lùng bởi nhà vua có một người em gái là công chúa Nhất Chi Mai (Huy Ninh). Nàng đang để tang chồng là Phó kỳ lang Trần Nhân Vinh mới bị giết, vua cho xây dựng cung cấm rất kín đáo để em gái tiện cư tang, không tiếp xúc với bên ngoài nên kể cả các quan gần gũi cũng rất ít người biết. Vua hỏi Hồ Quý Ly tại sao lại biết được việc kín trong cung, rồi chuyện tòa lầu của công chúa ở là cung Quảng Hàn do chính vua đặt tên? Hồ Quý Ly cứ thật tình tâu bày chuyện câu thơ năm xưa trên bãi biển, vua cho đó là duyên trời định bèn hứa sau khi em hết tang ba năm sẽ cho tái giá với Quý Ly.Câu đối với tướng quốc Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446):Hồ Nguyên Trừng, tự là Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông là con trai cả của Hồ Quý Ly, và là anh của Hồ Hán Thương. Đầu năm 1400, cha ông lên ngôi vua, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc. Năm 1407, cả ba cha con đều bị quân Minh bắt, áp giải về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung Quốc). Biết được Hồ Nguyên Trừng có tài, Minh Anh Tông cho ân xá. Sau này, Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư. Tương truyền, Hồ Quý Ly định nhường ngôi cho Hồ Hán Thương nhưng còn e ngại người con cả là Hồ Nguyên Trừng. Một hôm, Quý Ly ngụ ý vào cái nghiên mực bằng đá, ra một vế đối để dò xét Nguyên Trừng:
vế ra:Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ, dĩ nhuận sinh dân!(Viên đá nhỏ bằng nắm tay, mà có lúc làm mây, làm mưa, nhuần tưới nhân dân)Nguyên Trừng vốn không có ý tranh giành ngôi vua với em, nên cũng ngụ ý vào cây gỗ thông để nói tài mình chỉ đáng làm tôi giúp nước chứ không đáng làm vua, bèn đối lại như sau:vế đối:Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương, dĩ phù xã tắc!(Cây thông bé chừng ba tấc, nhưng sau này làm cột làm xà, phù trì xã tắc)Quý Ly xem câu đối rất hài lòng và yên tâm truyền ngôi cho Hồ Hán ThươngQuan nhà Minh và học trò Giao Chỉ
Lê Thúc Hiến và Thượng Thư Hoàng Phúc (1363 - 1440):Hoàng Phúc tự là Như Tích, biệt hiệu Hậu Nhạc Ông, người Xương Ấp, Sơn Đông, là một đại thần triều Minh, từng được vua Minh Thành Tổ cử sang Đại Việt giữ chức Tán Quân Vụ để cai trị và truyền bá văn hóa Trung Hoa. Sử Việt Nam chép Hoàng Phúc sang Việt Nam hai lần, lần đầu ở Việt Nam suốt 18 năm, từ 1406 đến 1424. Lần thứ hai sang với tư cách trợ lý cho Liễu Thăng năm 1427. Như thế, trong bộ máy cai trị của nhà Minh đặt tại Đại Việt, Hoàng Phúc là người đứng đầu bộ phận dân sự. Ông mở trường để dạy cho các nho sinh Đại Việt. Nhân một hôm mưa bão nổi lên, nhà sập đổ, tường xiêu vẹo điêu tàn.
Trước đám học trò, Hoàng Phúc đọc:Tai chiêu phong vũ gia gia đồi hoại cựu viên tường(Hôm qua mưa gió nhà nhà sập đổ vách tường xiêu) và bắt học trò đối lại.Câu này có ý gì sâu xa không? Lẽ nào chỉ là câu tả thực? Trong lúc mọi người đang suy ngẫm thì một nho sinh xin đọc:Kim nhật càn khôn xứ xứ phát sinh tân thảo mộc(Nay đất trời quang chốn chốn mọc lên cây cỏ mới).Câu đối thật tài tình bởi quang cảnh đổ nát ở đây do mưa bão gây nên cũng như kẻ thù đã làm cho nước Nam điêu đứng. Cây cỏ mới mới mọc lên cũng như nhân tài Đại Việt sẽ sớm xuất hiện để khôi phục lại đất nước. Tác giả câu đối này là Lê Thúc Hiến, con trai của Lê Cảnh Tuân, ông bị quân Minh bắt giam ở Kim Lăng cùng với con trai Lê Thái Diêu đều chết ở trong ngục. Sau vụ này, Lê Thúc Hiến cùng với anh là Lê Thiếu Đính vào Lam Sơn chiến đấu dưới lá cờ Lê Lợi và đã lập nhiều chiến công hiển hách.Phan Nhân với viên quan đô hộ nhà Minh:Tại làng Phan Xá, Nghi Xuân, Hà Tĩnh có chàng hàn sĩ Phan Nhân bị quân Minh bắt về hầu hạ viên học quan Trung Quốc sang Đại Việt mở trường để truyền bá văn hóa Trung Hoa và ca ngợi công đức nhà Minh. Một hôm y ra một vế đối và bắt nho sinh Đại Việt đối lại:
Hồng lựu tự hỏa phi cầm lai vãng bất thiêu thân(Hoa lựu đỏ như lửa, chim bay qua lại thân chẳng bị thiêu).Phan Nhân ứng khẩu đọc:Lục tảo như ti du lý phù trầm nan tước vĩ(Đám rêu xanh như tơ, cá lội nổi chìm đuôi chẳng bị vướng).
Vế ra viên quan nhà Minh muốn nói: Đạo quân của chúng tuy bề ngoài có vẻ hung dữ nhưng thực chất là đạo quân nhân nghĩa chẳng làm hại ai. Còn vế đối của Phan Nhân khẳng định rằng: Dù bị bủa vây nhưng không ngăn nổi ý chí tung hoành của người Đại Việt. Sau cuộc đấu trí này biết kẻ thù đang theo dõi mình, Phan Nhân đã trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi và đã lập được nhiều chiến công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.Xem thêm: Cách Làm Bảng Chấm Công Trên Word Đúng Chuẩn Bạn Có Biết? Mẫu Bảng Chấm Công File Excel, Word 2021
Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông là vị vua mà tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh của Việt Nam nửa cuối thế kỷ 15. Lê Thánh Tông tên thật là Hiệu, sau đổi là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược".
Tự thuật và viết hộ người dân1 - Câu đối tự thuật:
Tam nhân đồng hành tất hữu ngã(Ba người cùng đi tất trong đó có tôi)Thiên lý nhi lai diệc lợi ngô(Ngàn dặm xa tới chắc hẳn có lợi cho tôi)2 - Những câu đối viết hộ người dân:
Vào tối 30 Tết năm nọ, vua Lê Thánh Tông giả làm chân học trò đi dạo xem các câu đối ở kinh thành. Chợt qua cửa nhà một người đàn bà làm nghề thợ nhuộm, thấy không có câu đối, nhà vua lấy làm lạ ghé vào thăm hỏi. Người đàn bà kêu là goá chồng, con trai là học trò nhỏ chưa biết làm câu đối. Nhà vua liền bảo lấy giấy hồng điều và bút mực, rồi vua hạ bút viết hộ một câu đối như sau:天下青黃皆我手Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ(Xanh vàng thiên hạ đều tay mỗ)朝中朱紫總吾門Triều trung chu tử tổng ngô môn(Đỏ tía trong triều bởi cửa ta)Mấy hôm sau, Thượng thư đương triều là Trạng nguyên Lương Thế Vinh đi chầu qua nhà thợ nhuộm thấy câu đối có khẩu khí như vậy thì hoảng hốt vô cùng. Vào triều, họ Lương tâu với vua rằng ngoài phố có nhà ấy nhà nọ có ý muốn làm bá chủ thiên hạ, cần phải cho người đi dò xét. Lê Thánh Tông nghe xong, phì cười, nhận câu đối đó là do chính tay mình viết hộ, khiến Thượng thư họ Lương bị một phen chưng hửng. Nhưng sau đó, quan Thượng thư thầm nghĩ rằng nhà thợ nhuộm mà Tết nhất lại được Thiên tử ngự giá đến, hẳn sau này con cháu phải giàu sang lắm, bèn đem ngay cô con gái út đến gả cho con trai nhà thợ nhuộm. Có thuyết khác lại nói đôi câu đối này do vua Thiệu Trị tặng hàng thợ nhuộm.Vào một dịp tết khác, vua Lê Thánh Tông lại ăn mặc giả làm thường dân đi chơi phố phường kinh đô để xem xét dân tình. Đi tới đâu nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, nhà vua rất hài lòng. Riêng nhà nọ, chẳng treo đèn kết hoa, cũng chẳng có đối liễn gì hết. Vua rẽ vào hỏi, chủ nhà trả lời rằng: "Chả nói giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với phố phường cho thêm tủi!" Vua ngạc nhiên nói: "Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?" Chủ nhà cứ thật thà trả lời: "Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi hót phân người để bán thôi ạ!" Nhà vua nghe xong, cười bảo: "Ồ, nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn!" Rồi vua gọi lấy giấy bút, viết giùm cho một đôi câu đối như sau:身衣一戎衣能擔世間難事Thân nhất nhung y đởm thế gian chi nan sự(Khoác chiến bào, lo toan những việc khó khăn trên đời)手持三尺劍盡收天下人心Tri tam xích kiếm thu thiên hạ chi nhân tâm(Cầm ba thước gươm, thu tấm lòng mọi người trong thiên hạ)Lê Thánh Tông trong ngày cuối năm đã mặc giả thường dân, ra ngoại thành xem dân tình chuẩn bị Tết. Nhà vua ghé thăm một quán bán trầu nước, thấy gia đình neo đơn, chưa hề có không khí đón Tết, đã tự tay viết giúp bà chủ quán đôi câu đối đỏ hoàn toàn bắng tiếng mẹ đẻ treo trước cửa hàng:Nếp giầu quen thói kình cơi, con cháu nương nhờ vì ấmViệc nước ra tay chuyên bát, Bắc Nam đâu đấy lại hàngCâu đối trên miêu tả một quán bán trầu nước mà ta thường gặp, có đủ giầu (cau), cơi (trầu), ấm, nước, bát, hàng… nhưng lại mang khẩu khí của bậc đế vương: “Việc nước ra tay chuyên bát, Bắc Nam đâu đấy lại hàng”Đối đáp trong đời thườngĐối đáp với Trường Lạc Hoàng Hậu Nguyễn Thị Ngọc Hằng:Một lần, hoàng tử Lê Tư Thành dạo chơi trên sông đào vùng Tống Sơn (thuộc Thanh Hóa) tình cờ gặp một cô gái đang vo gạo bên bến nước. Vốn hay chữ, hoàng tử buột miệng đọc:Gạo trắng nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả
Không ngờ gặp cao thủ, cô gái nghe được liền đối lại:Cát lầm gió bụi, lo đời đâu đấy hãy lo choCả hai đều sử dụng nghệ thuật tàng tự, chữ ẩn không nói ra nhưng ai cũng hiểu. Cô gái ấy là Ngọc Hằng, con gái một vị quốc công, mẹ bị tình phụ nên phiêu dạt đến xứ Thanh. Sau này Lê Thánh Tông lên ngôi và nàng Ngọc Hằng trở thành hoàng hậuĐối đáp với Trạng Lường Lương Thế Vinh (1441 - 1496):Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa Quý Mùi. Cuộc đời 32 năm làm quan, đều ở Viện hàn lâm, trải thăng đến chức Hàn lâm Thị thư chưởng Hàn lâm viện sự. Một lần, vua Lê Thánh Tông đi kinh lý vùng Sơn Nam hạ, ghé thăm quê hương của Lương Thế Vinh, lúc bấy giờ Trạng Lường cũng đang theo hầu nhà vua. Hôm sau vua đến thăm chùa làng, khi ấy, sư cụ đang bận tụng kinh. Bỗng sư cụ đánh rơi chiếc quạt xuống đất. Vẫn tiếp tục tụng, sư cụ lấy tay ra hiệu cho chú tiểu cúi xuống nhặt, nhưng một vị quan tùy tòng của Lê Thánh Tông đã nhanh tay nhặt cho sư cụ. Vua Lê Thánh Tông trông thấy vậy, liền nghĩ ra một vế đối, trong bữa tiệc hôm đó đã thách các quan đối:
塘上誦仱師使使Đường thượng tụng kinh sư sử sứ(Trên bục tụng kinh sư khiến sứ, tức là nhà sư sai khiến được quan. Nội dung câu đối ra không khó, nhưng oái ăm ở ba chữ đồng âm liên tiếp nhau là sư, sử, sứ)Trạng nguyên Lương Thế Vinh cứ để cho các quan viên khác suy nghĩ chán chê, ông ung dung ngồi uống rượu chẳng nói năng gì. Vua Lê Thánh Tông quay lại bảo đích danh ông phải đối, với hy vọng đưa ông đến chỗ chịu bí, nhưng ông chỉ cười trừ. Một lúc ông cho lính hầu chạy ngay về nhà mời vợ đến. Bà trạng đến, ông lấy cớ quá say xin phép vua cho vợ dìu mình về. Thấy Vinh là một tay có tài ứng đối mà hôm nay cũng đành phải đánh bài chuồn, nhà vua lấy làm đắc ý lắm, liền giục: "Thế nào? Đối được hay không thì phải nói đã rồi hẵng về chứ?" Vinh gãi đầu gãi tai rồi chắp tay ngập ngừng: "Dạ... muôn tâu, Thần đối rồi đấy ạ!" Vua và các quan lấy làm lạ bảo Vinh thử đọc xem.Lương Thế Vinh liền chỉ tay vào người vợ đang dìu mình, mà đọc rằng: 前庭醉酒婦扶夫Đình tiền túy tửu phụ phù phu(Trước sân say rượu, vợ dìu chồng. Trong vế đối cũng có ba chữ cuối đồng âm là phụ, phù, phu)Giai thoại liên quan khác:Đời Vua Lê Thánh Tông có 3 người cùng đỗ tiến sĩ một khoa là Thế Lịch, Thế Hiển và Thế Vinh. Tương truyền trước hôm truyền loa, vua nằm mộng thấy ba ông Phật thế tôn. Hôm sau, ba ông tân khoa vào lĩnh mũ áo, vua cho là ứng với mộng của mình, sai đặt tiệc thết đãi và đọc một câu rằng:Thế Lịch, Thế Hiển, Thế Vinh, tam thế đồng khoa vinh hiển lịch(Thế Lịch, Thế Hiển, Thế Vinh, ba ông Thế đỗ một khoa cùng vẻ vang, rạng rỡ)
vế đối:Quốc Quang, Quốc Đỉnh, Quốc Bảo, tam quốc đề danh bảo đỉnh quang(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng) (Nguyễn Quốc Quang, Đặng Quốc Đỉnh, Nguyễn Quốc Bảo là 3 trong 19 vị đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700). Nguyễn Quốc Bảo (1680-?) người xã Chi Nê huyện Chương Đức (nay thuộc xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây), Ông làm quan Hàn lâm Hiệu thảo. Đặng Quốc Đỉnh (1669-?) người xã Cát Xuyên huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Cát huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa), Ông làm quan Hiến sát sứ. Nguyễn Quốc Quang (1676-?) người xã Kim Đôi huyện Võ Giàng (nay thuộc xã Kim Chân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh), Ông làm quan Tự khanh, Thự Tham chính Nghệ An)Câu đối khắc tại Thạch Bi sơn ca ngợi công đức của vua Lê Thánh Tông:Thạch Bi Sơn còn gọi là Đá Bia, dân gian tương truyền là Núi Ông, thuộc dãy Đại Lãnh, cao 706m, nay thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên. Sự kiện lịch sử đầu tiên là cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông vào năm 1470, tiến quân đến tận chân núi Đèo Cả (Phú Yên) và sai lính khắc bia để làm ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Để tưởng nhớ công ơn của vị thánh quân này, nhân dân Phú Yên đã lập đền thờ tại thôn Long Uyên (Tuy An) với hai câu đối:
Giang sơn khai tác hà niên, phụ lão tương truyền Hồng Đức sựTrở đậu hinh hương thử địa, thanh linh trường đối Thạch Bi caoNghĩa:
Giang sơn khai thác năm nào, phụ lão còn truyền công Hồng ĐứcLễ kính hương thơm đất ấy, danh thiêng muôn thuở ngọn Đá BiaDương Nghiêu Trư
Họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) là một gia tộc có nhiều người làm quan to. Đến đời ông Dương Đình Lương thì xa xút, phải làm nghề bán thịt. Một hôm, Lương ông đi lễ ở cái miếu đầu làng về thì gặp một ông cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm nhà trọ. Lương ông mời khách về nhà, tiếp đãi chân thành. Chủ lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng chống gậy đi chơi hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia. Hóa ra ông đi xem địa lý, ông chính là Tả Ao. Thấy Lương ông phúc hậu, Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại để tìm cho Lương ông một ngôi đất quý. Lương ông đặt ngôi mộ của thân phụ ông ở đó, được một năm thì Lương bà có thai, đứa con ấy là Trạng Lợn Dương Nghiêu Trư sau này.
Trạng Lợn và ông khách:Tương truyền lúc nhỏ theo cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 tức tháng Hợi nên đặt tên là Dương Nghiêu Trư và thường gọi là cậu Lợn (chữ Hán “Trư” nghĩa là lợn). Ông bản tính nhanh nhẹn, thông minh, lúc nhỏ có lần cùng bố đi bắt lợn, gặp kiệu ông Nghè vinh quy, Trư hỏi: "Ông gì thế bố". Người cha đáp: "Ông Trạng!" Trư nói: "Lớn lên con cũng làm ông Trạng!" Từ đó đi chơi với trẻ trong làng, ông đều khoe: "Ta là quan Trạng!"
Một lần có người khách thấy vậy liền lỡm:Trạng dở hay trạng nguyênTrạng Lợn trả lời:Khách quen hóa khách lạTrạng Lợn và Phấn Khanh:cô gái tên là Phấn Khanh ra vế trước: 八刀分米粉Bát đao phân mễ phấn(nghĩa là "tám đao chia hột gạo", nhưng vấn đề ở chỗ trên chữ "bát" dưới chữ "đao" bên trái chữ "phân" là chữ Phấn chính lại là chữ đầu tên của cô gái)Trạng Lợn đối lại: 千里重金鍾Thiên lý trọng kim chung(nghĩa là "nghìn dặm nặng chuông vàng", cũng ý rằng trên chữ "thiên" dưới chữ "lý" bên trái chữ "kim" là chữ Chung là tên tự của Trạng Lợn là Chung Nhi)Giai thoại này như sau: Trạng Lợn đi hỏi vợ gặp phải cô gái tên Phấn Khanh hay chữ liền đem tên của mình ra vế đối, vì chưa nghĩ ra được nên ông khất khi nào lên kinh ứng thí về sẽ đối. Khi lên đến kinh, vua Lê Thánh Tông thấy anh này tên là Chung Nhi mới chiết tự chữ Chung để ra câu đối, Trạng Lợn nhớ đến câu đối của cô gái liền đem ra trả lời được vua ban thưởng. Về đến làng, anh ta lại đem câu của vua Lê Thánh Tông đối lại câu của nàng Phấn Khanh, thế là vẹn cả đôi đường vừa được quan chức bổng lộc lại vừa được vợ mà không phải đối đáp gì cả.Trạng Lợn và Tú Cát:Trong làng cậu bé Chung Nhi có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Cứt. Sau này ông đỗ Tú Tài, vì thấy tên xấu nên đổi gọi là Cát, thiên hạ vẫn gọi là Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Chung Nhi đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Chung Nhi đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì nên ông ta ra vẻ kẻ cả gọi đến bảo: "Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho chừa các tật láo, nghe chưa!"
Vũ Kiệt quê ở làng Cửu Yên, xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Cửu Yên thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn (1472) đời Lê Thánh Tông. Do ngôi làng quê ông có tên Nôm là làng Vít nên dân gian quen gọi Vũ Kiệt là Trạng Vít (Trạng làng Vít). Sau khi làm quan một thời gian, Vũ Kiệt vì buồn chán đã treo ấn từ quan về quê xuất gia tu hành tại chùa Kênh (nay thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Ý định xuất gia đầu Phật, xa lánh việc thị phi ở chốn quan trường cùng những ganh đua danh lợi của người đời tưởng chừng đã đạt được, thế nhưng, thực tế trong tâm trí của Vũ Kiệt vẫn không dứt hẳn được những trăn trở, mong muốn cống hiến cho dân, cho nước của mình.
Ở làng Mèn (nay là làng Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) có một cô gái xinh đẹp, giỏi giang biết được tâm sự ấy đã tìm cách tiếp cận nhà sư Vũ Kiệt. Một hôm nhân lúc vắng vẻ cô gái đọc vế đối thăm dò:
“Con công đi qua chùa Kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại”.Biết ý cô gái khuyên mình đừng nên xa lánh cuộc đời, nhưng Vũ Kiệt từ chối, tỏ vẻ không còn tha thiết với cuộc đời trần tục:
“Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già”.Mặc dù bị khước từ, nhưng cô gái vẫn không chịu bỏ cuộc, vào một hôm rằm cô mang lễ lên chùa cúng Phật sau đó nhìn nhà sư rồi đọc mấy vần thơ:
Tội gì ở chốn dưa rau,Về nhà trên trướng dưới lầu thảnh thơi.Đêm nằm có thiếp sánh đôi,Chồng loan, vợ phượng hơn đời Hán gia.Tu hành chi đến cõi già,Đường sang Tây Trúc biết là có không?Người ta thường có câu “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, trước tình cảm của cô gái làng Mèn, trái tim của Vũ Kiệt đã rung động, sau đó ông từ giã đường tu tiếp tục dấn thân, góp sức vào việc dân, việc nước và làm lễ hỏi cưới cô gái kia, sống đời hạnh phúc bên người vợ yêu của mình:
Nghe lời nàng nói vừa lòng,Trời xuân thắt chặt chữ đồng cả hai.Đẹp đôi gái sắc, trai tài,Gương soi in bóng, phấn trời điểm trang.Xuân hè khéo nở một hàng,Gái trai đầy đủ rộn ràng đình vi.Sau khi hoàn tục, Vũ Kiệt làm quan trải nhiều chức vụ dần dần được thăng tới chức Hàn lâm viện thị thư, Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư.
Đỗ Nhuận
Đỗ Nhuận người thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, phủ Bắc Hà thuộc phủ Kinh Bắc. Nay là xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội. Năm Bính Tuất (1466) đời vua Lê Thánh Tông, Đỗ Nhuận đỗ đệ Tam giáp đồng tiến sĩ, khi đó ông 20 tuổi. Đỗ Nhuận được vua Lê Thánh Tông yêu quý, thường đàm đạo chuyện thơ phú, chuyện sách vở, chuyện đời, chuyện người mỗi khi rảnh rỗi (lúc đó Đỗ Nhuận đã giữ chức Đông các Đại sĩ Nhập nội phụ chính). Tháng 11 năm Ất Mão (1495), vua Lê Thánh Tông lập Hội Tao Đàn gồm có 28 người ứng với 28 vì sao trên trời gọi là Tao Đàn nhị thập bát tú. Lê Thánh Tông làm Nguyên Suý, Đỗ Nhuận cùng tiến sĩ Thân Nhân Trung được cử làm Phó Nguyên Suý, Trạng nguyên Lương Thế Vinh làm Sái Phu Tao Đàn.
Bữa đó, Đỗ Nhuận trọ học ngoài tỉnh, một lần dạo phố thấy một cô gái đẹp liền lẽo đẽo theo sau đến tận cổng. Cô gái vào nhà rồi, Hòe lân la hỏi xung quanh mới biết đó là nhà của một vị quan về hưu. Hòe hôm sau đến gõ cửa nhà nọ, nói là học trò dọc đường khát quá, nên mạo vào xin nước. Chủ nhà vốn xuất thân nho học, nên rất yêu mến học trò, liền dẫn Nhuận vào mời cùng uống trà. Thấy Nhuận đối đáp nhõ nhã, ông rất thích. Nhân hai người ngồi đối diện với bức tranh sơn thủy treo trên vách, ông bèn đọc một câu đối, ý cũng muốn thử tài:Quải thư bích thượng, tận thu tứ hải sơn hà(Treo tranh trên vách, thu hết non sông bốn bể)Nhuận nghĩ mãi không đối được, bí quá vờ đánh đổ trà lên chân, rồi xin phép ra rửa chân, tính bài từ đó... chuồn ra cổng. Ra đến ao, khuya chân xuống nước, bóng nước lay động làm hình ảnh rung rinh, lóng lánh, Hòe chợt nảy ý hay, bèn quay lại đối:Tẩy túc trì trung, dao động cửu thiên tinh đẩu(Rửa chân trong ao, lay động trăng sao chín trời)Có thuyết khác nói rằng vế đối trên là của Nguyễn Hoè cũng người thời Hậu Lê.Lần khác, có khách đến nhà Đỗ Nhuận chơi, gặp lúc cha Đỗ Nhuận đi vắng. Thấy cậu bé nhanh trí đối đáp nhanh nhảu, sáng ý hơn người, khách thấy lạ. Để đánh quỵ thằng bé về chữ nghĩa, nhân khi người nhà Đỗ Nhuận mang bắp ngô luộc lên mời ông khách, ông liền ra câu đối:vế ra:Ngô là ta, ta ăn bắp ngô với trẻĐỗ Nhuận không cần nghĩ ngợi đối luôn:Phụ là bố, bố nhường đậu phụ cho conCó thuyết khác nói vế đối này là của cử nhân Trương Khắc Nhượng ở làng Thanh Nê (nay là xã Tán Thuật tỉnh Thái Bình) đối đáp với chaĐàm Thận Huy và học trò
Đàm Thận Huy hiệu là Mặc Trai, tự là Mặc Hiên Tứ, thụy là Trung Hiến, người làng Hương Mạc (còn gọi là làng Me), huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 28 tuổi ông thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân năm 1490 đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan đến chức Tán trị công thần Lễ bộ Thượng thư, Tú Lâm Cục kiêm Hàn Lâm Viện Thị Độc trưởng Hàn Lâm Viện Sư, Thiếu bảo Nhập Thị Kinh Diên tước Lâm Xuyên Bá. Đàm Thận Huy trong số các tướng tập hợp được 6.000 nghĩa binh ở vùng Bắc Giang chống lại Mạc Đăng Dung để giúp Chiêu Tông. Năm 1525, vua Chiêu Tông bị Đăng Dung bắt. Đàm Thận Huy đã tuẫn tiết ở vùng Yên Thế, Thương Hạ (Bắc Giang). Năm đó Đàm Thận Huy 64 tuổi.
Một hôm, trời mưa to nên đã đến giờ tan học mà các học trò vẫn phải nán lại chưa thể về được, nhân đó Đàm Thận Huy ra vế đối cho các học trò.Vế ra: 雨無鈐鎖能留客Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách(Mưa, dù không xích không khóa, cũng có thể giữ chân khách ở lại)Nguyễn Giản Thanh đối: 色不波濤易溺人Sắc bất ba đào, dị nịch nhân(Sắc đẹp, dù chẳng phải sóng gió, cũng dễ làm cho người ta chìm đắm. Câu đối lấy ý từ điển cố Trung Hoa: đời vua Minh Huệ Đế, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Đông có người vợ là Lương Tiểu Nga rất xinh đẹp. Ở cùng huyện có nhà phú hộ tên là Trát Hiếu Sắc. Hiếu Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Hiếu Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Hiếu Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Hiếu Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt bạn nhưng không được. Hiếu Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Hiếu Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Hiêú Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử)Đàm Thận Huy nhận xét: "Câu đối này thật hay và thật chỉnh, văn khí này có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp". Quả nhiên, Nguyễn Giản Thanh làm quan đến Lễ Bộ Thượng Thư kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá.Nguyễn Chiêu Huấn đối: 月有彎弓不射人Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân(Trăng có cung loan mà không bắn người)Đàm Thận Huy đánh giá: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn! Người này làm quan thanh liêm, bản chất lương thiện rất được lòng dân". Đàm Thận Huy thích câu của Nguyễn Chiêu Huấn có ý trung hậu, ông bèn gả con gái lớn là Thúy cho ông học trò hiền lành này. Đến khoa thi, nghe tin Nguyễn Giản Thanh đỗ trạng nguyên, ăn khao hơn một tháng trời. Thấy vợ hối tiếc mãi, Đàm Thận Huy bảo rằng “Anh này đỗ trạng nguyên thì anh kia rồi cũng phải đỗ bảng nhãn. Tuy kém hơn, nhưng bụng nó trung hậu, con cháu chắc sẽ khá hơn nhiều.” Sau khoa thi kế tiếp, lúc Đàm Thận Huy đang tắm ngoài ao thì nghe tin con rể Huấn vừa đỗ tiến sĩ. Ông không kịp mặc quần áo, cứ thế chạy về nhà hô to với cụ bà rằng “Huấn cũng đỗ ông nghè rồi đấy!” Đến khi xướng danh, quả nhiên ông Huấn đỗ bảng nhãn.Lại một trò nữa (khuyết danh) lên tiếng:Phân bất uy quyền dị khủng nhân(Cục cứt chẳng có uy quyền gì mà khiến người ta phải sợ)Đàm Thận Huy cho rằng người đối câu này về sau tuy rất giàu có nhưng lại keo kiệt bủn xỉn, kết quả người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.vế đối khác:Phước hữu diên trường tự thiện căn(Nguyễn Sư Giao).Vế đối khác:Phong bất cử sừ nại khiết sơn(Hoài Anh Võ Quang Thạch) (Ý vế đối là gió không phải cuốc bừa mà làm mòn cả núi. Vế đối lấy ý từ bài hát "Biển nỗi nhớ và em" lời thơ Hữu Thỉnh nhạc Phú Quang.Lần khác, Đàm Thận Huy lại ra vế đối với một lớp học trò khác:Vế ra:Thư là sách, sách để trên án thưMột học sinh đối:Kiếm là gươm, gươm treo vào giá kiếmNgười nữa đối:Phạn là cơm, cơm đựng trong bình phạnĐàm Thận Huy phân tích: "Một người sẽ làm tướng quân lập nhiều chiến tích lớn nơi sa trường, còn gã kia có của nhưng chỉ là hạng tham ăn tục uống mà thôi".Hứa Tam Tỉnh
Hứa Tam Tỉnh người xã Như Nguyệt, huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh năm thứ 4 (1508) đời vua Lê Uy Mục, từng được cử đi sứ (năm 1516) sang nhà Minh (Trung Quốc). Sau, ông ra làm quan với nhà Mạc, lại được cử đi sứ sang nhà Minh. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lại, hàm Thiếu bảo, tước Đôn Giáo bá, về trí sĩ. Tương truyền Hứa Tam Tỉnh lúc còn trẻ tương tư con gái của một Vị Quan Thượng Thư, bà mẹ vì thương Trạng nên đánh liều đến năn nỉ Quan Thượng, Quan Thượng cho gọi vào. Thoạt thấy Trạng, Quan Thượng không hài lòng vì Trạng vừa lùn vừa ốm, da thâm như chì chỉ có đôi mắt là tinh anh và đối đáp về sách vở rất lưu loát. Quan cho mời Thầy về dạy thêm và chẳng bao lâu Trạng đỗ thủ khoa kì thi hương được Quan cho phép thành thân cùng con gái mình. Tối hôm động phòng, sắp bước vào buồng bị tiểu thư chơi ngặt đưa tay không cho vào, ra câu đối bảo đối được mới cho vô:
vế ra:Ốc lậu nguyệt xuyên hình như kê noãn tam tam tứ tứ(Nhà thủng bóng Trăng soi xuống trông hình như ba bốn trứng gà)Thình lình bị chận nên "quê" tâm thần bị chi phối nên Ông không đối ngay được. Xấu hổ, bèn lững thững dạo bờ Sông. Gió mát trăng thanh nước như vui mừng lăn tăn gợn sóng..Tức cảnh sinh tình hốt nhiên Ông nảy ra ý đối bèn bươn bả vào nhà gỏ cửa phòng xin đối:vế đối:Giang trường phong lộng, thế tự long lân điệp điệp trùng trùng(Sông dài gió thổi trông sóng lớp lớp như vẩy Rồng)Tiểu thư nghe vế đối rất chỉnh và hay hơn cái vế "tam tam tứ tứ" của nàng nhiều, nên cười khúc khích, ngoắt tay cho Trạng vào. Hôm sau, nàng đem chuyện này kể lại cho cha nghe, Quan Thượng nghe xong vế đối liền bảo: "Cứ câu này thì sau này ắt hẳn nó sẽ đổ Trạng" và quả đúng như lời Quan Thượng đoán.Sứ thần Đại Việt và Hoàng Đế nhà Minh
Sứ Thần Ngô Kính Thần và vua Minh Hiếu Tông:Năm 1493, Ngô Kính Thần được Lê Thánh Tông cử đi sứ Trung Quốc. Tại Cung Đình vua Minh ra câu đối:
Nhật hỏa, Vân yên, bạch trú thiêu tàn Ngọc Thỏ. Nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng.Ngô Kính Thần hiểu rõ dụng ý và mục đích đe dọa của vua Minh, ý bóng gió của câu này là kẻ mạnh sẽ thắng kẻ yếu, tức là Đại Việt phải thuần phục Thiên triều, cần phải khẳng định ý chí và sức mạnh quật cường của Đại Việt.
ông đọc:Nguyệt cung, Tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc Kim Ô. Nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.Vế đối lại thật giỏi về nghĩa về chữ. Lại thấy trăng lưỡi kiềm như cánh cung, những vì sao tròn như viên