Cảm nhận của em về bài thơ "dòng sông mặc áo " của nguyễn trọng tạo

     

Bài thơ Dòng sông mặc áo lớp 4 là bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Với những chi tiết tinh tế, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh dòng sông thơ mộng, đằm thắm và vô cùng tươi đẹp. Qua những chi tiết đó, chúng ta cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước vô bờ của tác giả qua hình ảnh dòng sông thân thuộc. Với ngòi bút của tác giả, dòng sông trở nên sống động và có hồn hơn, cuốn hút ánh nhìn của bất cứ ai lần đầu gặp. Dòng sông hiền hòa và dịu dàng như cô thôn nữ đang độ xuân thì, tươi trẻ.

Bạn đang xem: Cảm nhận của em về bài thơ "dòng sông mặc áo " của nguyễn trọng tạo

Với những ý nghĩa trên, bdskingland.com sẽ giúp các em tiếp cận bài thơ dễ dàng và sâu sắc hơn. Không chỉ dừng lại ở kiến thức nền tảng, trọng tâm, hướng dẫn của bdskingland.com còn hướng đến việc vận dụng nâng cao. Qua đó, các em học tốt và tiến bộ hơn. Các em tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Nội dung Tập đọc: Dòng sông mặc áo lớp 4.

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nội dung bài Tập đọc, các em cùng bdskingland.com đọc kỹ bài thơ Dòng sông mặc áo lớp 4 để hiểu rõ nội dung bài thơ.

1. Nội dung bài thơ:

Các em xem nội dung bài Tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 4 tập 2 trang 118-119

*

2. Chú thích

– Điệu: tỏ ra duyên dáng, kiểu cách. 

– Hây hây: đỏ phơn phớt. 

– Ráng: hiện tượng ánh sáng mặt trời lúc mọc hay lặn phản chiếu lên các đám mây, làm cho cả một khoảng trời sáng rực rỡ, nhuộm màu vàng đỏ hay hồng sẫm.

3. Câu hỏi soạn bài Dòng sông mặc áo lớp 4

– Câu 1. Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”? 

– Câu 2. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? 

– Câu 3. Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay? 

– Câu 4. Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

– Câu 5. Học thuộc lòng bài thơ.

II. Hướng dẫn soạn bài Dòng sông mặc áo lớp 4 chi tiết 

Nếu như các em đã đọc và nắm được nội dung của bài thơ Dòng sông mặc áo thì bây giờ hãy cùng bdskingland.com tiến hành soạn bài vào vở nhé. Với những kiến thức trọng tâm, cơ bản, bdskingland.com hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Các em có thể dựa theo những gợi ý ấy, đồng thời triển khai thêm các ý cần thiết để soạn bài thật tốt. 

 1. Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?

Trả lời:

Sở dĩ tác giả nói dòng sông “điệu” là bởi vì dòng sông không chỉ duyên dáng, uyển chuyển và mềm mại như dải lụa thướt tha mà dòng sông còn có những nét đặc sắc riêng. Vào các thời gian khác nhau trong ngày, dòng sông cũng chuyển mình như những cô thiếu nữ thay áo mới. Một nét duyên dáng, nên thơ khó có thể tìm thấy ở đâu khác. Tác giả đã khéo léo ngợi khen nét duyên dáng của dòng sông qua từ “điệu”. “Điệu”ở đây không phải là vẻ đẹp xa cách, hào hoa mà “điệu” của dòng sông là vẻ đẹp thướt tha như nhung, như lụa. 

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh dòng sông “điệu” qua những hình ảnh vô cùng duyên dáng như sau: Buổi sớm mai nắng đẹp thì dòng sông mặc áo lụa đào, trưa thì dòng sông chuyển mình thành màu áo xanh dịu mát; đến chiều thì dòng sông lại thay cho mình chiếc áo mới màu ráng vàng,… Dòng sông đã duyên dáng chuyển mình liên tục qua dòng cảm xúc tinh tế của thơ tài hoa.

Xem thêm: Thủy Thủ Mặt Trăng Pha Lê Không Dễ Vỡ, Tin Tức Hình Ảnh Mới Nhất Về Nữ Ca Sĩ Pha Lê

Dẫn chứng trong bài:

“Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha 

Trưa về trời rộng bao la 

Áo xanh sông mặc như là mới may 

Chiều trôi thơ thẩn áng mây 

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng”

2. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

 Trả lời:

Màu sắc của dòng sông thay đổi liên tục trong ngày. Những sự thay đổi ấy chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp qua những hình ảnh miêu tả dòng sông trong bài thơ. Buổi sáng sớm dòng sông mặc áo lụa đào thướt tha. Trưa đến, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh mới may tuyệt đẹp. Chiều thì dòng sông lại chọn cho mình chiếc áo vàng áng mây. Tối đến, dòng sông lại một lần điểm tô nhan sắc của mình bằng cách chọn cho mình chiếc áo nhung đen huyền bí. Tất cả đã làm nên một nét rất riêng mà chúng ta chỉ có thể bắt gặp và chiêm ngưỡng ở dòng sông thơ mộng ấy. 

Dẫn chứng trong bài:

“Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha 

Trưa về trời rộng bao la 

Áo xanh sông mặc như là mới may 

Chiều trôi thơ thẩn áng mây 

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên”

3. Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?

Trả lời:

Trong bài thơ Dòng sông mặc áo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, chúng ta bắt gặp nét tinh tế của tác giả trong việc khắc họa hình ảnh dòng sông. Khi đọc vào bài thơ, người đọc ngay lập tức cảm nhận được vẻ đẹp rạng ngời của dòng sông và không khỏi xuýt xoa trước vẻ đẹp dịu dàng mà đằm thắm ấy. Trong đó, phải kể đến thủ thuật nhân hóa trong cách nói “dòng sông mặc áo” của tác giả. Dòng sông không chỉ đẹp, không chỉ nên thơ mà nó còn có linh hồn, có hành động giống như con người thật thụ. Chính cách nói này của tác giả đã giúp cho bài thơ sinh động hơn. Đồng thời, dòng sông như có linh hồn, có thần thái của một cô thôn nữ đẹp lạ thường, đằm thắm.

Cái đẹp của dòng sông không còn là nét đẹp ban sơ, vốn dĩ mà có sự trau chuốt trong cách làm đẹp của dòng sông. Để mình trở nên đẹp và cuốn hút hơn trong lòng du khách, dòng sông đã điểm trang cho mình những màu áo mới đẹp xinh, dịu dàng.

4. Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh đẹp, tinh tế mà em rất thích. Chính những chi tiết ấy đã giúp dòng sông trở nên nổi bật, tinh khôi và rạng ngời trong lòng du khách. Mỗi hình ảnh của dòng sông đều mang một đặc điểm riêng, nét duyên riêng của dòng sông. Trong đó, em thích nhất là những hình ảnh sau:

– Thứ nhất, hình ảnh dòng sông “điệu”. Dòng sông cũng biết điệu, biết làm đẹp và duyên dáng như một cô thiếu nữ làm nao lòng người lữ khách. Chính hình ảnh nhân hóa độc đáo này đã giúp dòng sông trở nên đẹp và có hồn, chân thật.

– Thứ hai, em thích nhất hình ảnh dòng sông “thay” áo giữa các buổi trong ngày. Giống như hình ảnh “điệu” của dòng sông, tác giả đã khéo léo nhân hóa dòng sông cũng biết cách chưng diện, trang điểm. Chính những cử chỉ ấy đã giúp dòng sông dường như trở nên đẹp hơn, duyên hơn. Nào là dòng sông mặc áo lụa đào, dòng sông mặc áo xanh mới may, rồi áo nhung huyền bí,…

– Thứ ba, em thích hình ảnh dòng sông mặc áo hoa,… Đây là những hình ảnh đẹp đẽ và tinh tế khiến người đọc có thể cảm nhận được sự chỉn chu, đằm thắm của dòng sông.

Trong bài có rất nhiều hình ảnh tinh tế, đặc sắc. Các em có thể chọn một hình ảnh bất kỳ mà các em yêu thích nhất. Đồng thời giải thích lý do vì sao các em yêu thích hình ảnh ấy. bdskingland.com hướng dẫn các em trả lời qua 3 hình ảnh độc đáo trên. Các em tham khảo và vận dụng vào việc trả lời câu hỏi SGK nhé. 

5. Học thuộc lòng bài thơ.

III. Ý nghĩa bài thơ

Bài thơ là một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp về hình ảnh dòng sông hiền dịu. Với những xúc cảm, tinh tế, chân thật mà không kém phần lãng mạn đã giúp nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khắc họa thành công vẻ đẹp dòng sông thơ. Với những hình ảnh, chi tiết độc đáo miêu tả dòng sông, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả. tình yêu ấy đã được thể hiện một cách rõ nét qua việc tác giả mến yêu và trân trọng dòng sông quê hương.

IV. Một số từ khó trong bài các em cần ghi nhớ

Trong bài đọc Dòng sông mặc áo có một số từ mới được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Chính vì vậy, để có thể làm giàu vốn từ vựng của mình, các em nên ghi nhớ và học hỏi thêm nhiều từ ngữ mới. Một số từ mới các em cần ghi nhớ trong bài:

 – Điệu: tỏ ra duyên dáng, kiểu cách. 

– Hây hây: đỏ phơn phớt. 

– Ráng: hiện tượng ánh sáng mặt trời lúc mọc hay lặn phản chiếu lên các đám mây, làm cho cả một khoảng trời sáng rực rỡ, nhuộm màu vàng đỏ hay hồng sẫm.