Chien binh quyen thai huyện an biên tỉnh kiên giang

     
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 946/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 08 tháng 4 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI Ở CÁC ĐÔTHỊ, KHU DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địaphương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phươngngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Chương trình số 09-CTr/TU ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Tỉnh ủy về Chương trình hành độngcủa Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnhKiên Giang, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 101/KH-UBNDngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiệnChương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đạihội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Tổ nghiên cứu thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh KiênGiang, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứQuyết định số 2275/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnhKiên Giang về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Tăngcường quản lý, xử lý rác thải, nước thải ở các đôthị, khu dân cư giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”;

Căn cứ Thông báo số 467-TB/TU ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Tỉnh ủy về Kết luận của Ban Thườngvụ Tỉnh ủy về ban hành Đề án tăng cường quản lý, xử lý rác thải, nước thải ởcác đô thị, khu dân cư giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.

Bạn đang xem: Chien binh quyen thai huyện an biên tỉnh kiên giang

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tàinguyên và Môi trường tại Tờ trình số 187/TTr-STNMT ngày 18 tháng 3 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyếtđịnh này Đề án “Tăng cường quản lý, xử lý rác thải, nước thải ở các đô thị, khudân cư giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo” (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên vàMôi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, tổ chức liên quan và UBNDcác huyện, thành phố hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy bannhân dân tỉnh, Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Nơi nhận: - Như Điều 3 của Quyết định; - TT. Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh; - Các Sở, ban ngành cấp tỉnh; - Sở TN&MT (02 bản); - UBND các huyện, thành phố; - LĐVP, P.KT, P.TH; - Lưu: VT, hdtan (01 bản).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Quốc Anh

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI Ở CÁC ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯGIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO(Kèm theo Quyết định số 946/QĐ-UBNDngày 08 tháng 4 năm2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

PHẦNMỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾTXÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thời gian qua, cùng với đẩy mạnh pháttriển kinh tế - xã hội, các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạotổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và đạt được những kết quảquan trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ môi trường đượctăng cường; các ngành và địa phương ngoài thực hiện đúng quy định về phân cấpquản lý còn có sự phối hợp khá tốt trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường;công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được chú trọng về chấtlượng và đã dần trở thành công cụ quản lý hiệu quả, ý thức chấp hành pháp luậtvề bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từng bước được nânglên; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã chú trọng đầu tư các công trìnhxử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; các điểm nóng về ô nhiễmmôi trường cơ bản được kiểm soát, xử lý; tình trạng rác thải sinh hoạt được thugom và xử lý đạt 74,5% (trong đó khu vực đô thị đạt 91,27%); chất thải y tế đượcthu gom xử lý đúng quy định 100%1.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trườngvẫn đang đứng trước những thách thức cần được tập trung giảiquyết. Các sức ép từ quá trình phát triển kinh tế xã hội với quy mô và nhịp độtăng trưởng kinh tế xã hội cao dẫn đến các nguồn khí thải, nước thải và chất thảirắn, chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động phát triển dân số đô thị vànông thôn; công nghiệp; giao thông vận tải; nông - lâm ngư nghiệp; y tế và dịchvụ, du lịch, thương mại gây tác động đến môi trường tự nhiên. Thêm vào đó là sựxuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới như sức ép từ tác động của biến đổikhí hậu; sức ép do dịch bệnh phát sinh ở người và vật nuôi (dịch COVID 19, dịchtả heo Châu Phi...). Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn là mối quan tâmhiện nay.

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạttại khu vực nông thôn còn thấp (35%); vẫn còn tồn tại các bãi chôn lấp rác trênđịa bàn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi nguồn kinh phí để đầu tưxử lý triệt để còn thiếu; số lượng các nhà máy xử lý rác hoạt động còn rất ít,chưa có nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu. Bên cạnhđó, phần lớn các khu dân cư tập trung hiện nay chưa có hệ thống xử lý nước thảitập trung. Một phần nước thải sinh hoạt được xử lý qua hầmtự hoại, còn lại phần lớn lượng nước thải được thải trựctiếp ra ao, hồ, kênh, rạch và cống thoát nước chung gây ô nhiễm môi trường. Ướctính lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 71.632 m3/ngàyvà khu dân cư nông thôn phát sinh khoảng 61.746 m3/ngày.

Trước các sức ép môi trường thực tiễnđặt ra, thực hiện định hướng phát triển giai đoạn tới của Đảng và Nhà nước về bảovệ môi trường, việc xây dựng Đề án “Tăngcường quản lý, xử lý rác thải, nước thải ở các đôthị, khu dân cư giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo” là rất cần thiết.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNGĐỀ ÁN

- Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnhKiên Giang, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;

- Luật Quy hoạch năm 2020;

- Luật Xây dựng của Quốc hội khóa 13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

- Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm2019 hợp nhất Luật Xây dựng do Văn phòng Quốc hội banhành, ngày 04 tháng 7 năm 2019 Văn phòng Quốc hội ban hành về hợp nhất Luật Xâydựng từ Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, LuậtKiến trúc số 40/2019/QH14;

- Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Bộ Xây dựng về thoát nước và xử lý thải;

III. YÊU CẦU, MỤCTIÊU CỦA ĐỀ ÁN

- Phù hợp với chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo tính đồng bộ thống nhất vớiđịnh hướng phát triển của Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, nhiệmkỳ 2020-2025.

- Đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn,phù hợp với nguồn lực của địa phương.

- Tạo bước chuyển biến trong quản lývà xử lý rác thải, nước thải phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môitrường, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý rác thải, nướcthải hiện nay.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩavụ của cá nhân, tổ chức trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, trongđó chú trọng các quy định về quản lý, xử lý quản lý rác thải, nước thải và khuyếnkhích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Nghiên cứu, đề xuất lộ trình và giảipháp xử lý rác thải phấn đấu đến hết năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằngphương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30%.

IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠMVI CỦA ĐỀ ÁN

Đối tượng của đề án là công tác quảnlý, xử lý rác thải, nước thải phát sinh từ các đô thị, khu dân cư tập trung(khái niệm rác thải, nước thải trong đề án này được hiểu là rác thải sinh hoạtvà nước thải sinh hoạt).

Phạm vi thời gian khảo sát đánh giá từnăm 2015 đến năm 2020; định hướng, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý, xửlý rác thải, nước thải ở các đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Kiên Gianggiai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚCTHẢI Ở CÁC ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HIỆN NAY

I. TỔNG QUAN VỀQUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI Ở CÁC ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ

1. Tổng quan vềquản lý, rác thải ở các đô thị, khu dân cư

a) Tình hìnhphát sinh rác thải

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnhKiên Giang giai đoạn 2016 - 2020, ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt phátsinh tại khu vực đô thị, nông thôn năm 2019 như bảng dưới đây:

Bảng1. Khối lượng rác thải sinh hoạt dân cư tỉnh Kiên Giang năm 2019

Stt

Huyện/thành phố

Khối lượng rác thải sinh hoạt dân cư (tấn/ngày)

Đô thị

Nông thôn

Tổng

1

Thành phố Rạch Giá

211,7

11,0

222,7

2

Thành phố Phú Quốc

75,9

48,0

123,9

3

Thành phố Hà Tiên

35,5

6,0

41,5

4

Huyện Kiên Lương

27,6

33,0

60,6

5

Huyện Hòn Đất

23,4

88,0

111,4

6

Huyện Giang Thành

-

20,0

20,0

7

Huyện Tân Hiệp

14,0

74,0

88,0

8

Huyện Châu Thành

17,5

94,0

111,5

9

Huyện Giồng Riềng

16,4

140,0

156,4

10

Huyện Gò Quao

8,2

84,0

92,2

11

Huyện An Biên

9,3

71,0

80,3

12

Huyện An Minh

5,8

75,0

80,8

13

Huyện Vĩnh Thuận

10,5

48,0

58,5

14

Huyện U Minh Thượng

-

31,4

31,4

15

Huyện Kiên Hải

-

12,0

12,0

Tổng cộng:

455,8

835,4

1.291,2

Trong những năm gần đây, vấn đề quảnlý chất thải rắn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chungvà tại tỉnh Kiên Giang nói riêng luôn được Đảng bộ và Chính quyền các cấp, cácban ngành và mọi tầng lớp Nhân dân quan tâm. Thực tế có thể thấy rằng: cùng vớiphát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội, thì chất thải rắn cũng phát sinh vàgia tăng nhanh và phức tạp hơn (đa dạng hơn về thành phần và tăng nhanh hơn vềkhối lượng); thành phần chất thải rắn/rác thải đô thị (chất thải rắn thương mại,chất thải rắn xây dựng (xà bần), chất thải rắn công nghiệp...)trong những năm gần đây diễn biến gia tăng nhanh về khối lượng và tăng tỷ trọngtrong thành thành phần chất thải rắn.

Nguồn phát sinh Chất thải rắn/rác thảiđô thị và các khu dân cư tập trung có thể phân thành 6 nguồn chính, bao gồm:

(1) Rác thải từ các hộ dân cư: phátsinh từ các hộ gia đình, thành phần rác thải bao gồm:

- Thực phẩm dư thừa; rác vườn, tro...

- Giấy, các tông, plastic, gỗ, thủytinh, bao bì nylon, cao su vỏ xe,... đồ gia dụng phế thải các loại, các kim loại phế thải khác, phế thải xây dựng mới và sửa chữa công trình (xà bần)...

(2) Rác thải từ đường, phố: phát sinhtừ hoạt động vệ sinh đường phố, các khu công cộng, các công trình công ích, vuichơi giải trí. Nguồn rác này do cư dân hàng ngày lưu thông trên đường, làm việcvà sinh hoạt, khai thác các công trình công cộng, các côngtrình công ích, các hộ dân sống dọc hai bên đường xả ra đường phố, thành phầnrác thải chính bao gồm:

- Thức ăn nhanh, cành cây và lá cây,xác động vật chết...

- Giấy vụn, bao bì nylon, chai lọ nhựatổng hợp...

(3) Rác thải từ các khu thương mại:phát sinh từ các hoạt động buôn bán của những cửa hàngbuôn bán bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, cửa hàngsửa chữa... Các chất thải từ các khu thương mại rất đa dạng bao gồm:

- Lương thực, thực phẩm, thức ănnhanh ...

- Giấy, các tông, plastic, gỗ, thủytinh, bao bì nylon, cao su vỏ xe...đồ văn phòng phế thải các loại, các kim loạiphế thải khác, phế thải xây dựng mới và sửa chữa công trình (xà bần)...

* Nguồn rác sinh hoạt từ các cửahàng hớt tóc, làm đầu, làm đẹp, rửa xe, cửa hàng phụcvụ ăn uống còn có thành phần khó phân hủy như tóc, râu, dầu thải ... và các hóa chất được sử dụng khó phân hủy và có độc tố... thường ít được chú ý.

(4) Rác thải từ cơ quan, công sở:Phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc.

Thành phần rác thải tương tự như khuthương mại.

(5) Rác thải từ chợ: Phát sinh từ cáchoạt động mua bán từ các chợ. Thành phần chủ yếu bao gồm: Rau, củ, quả thừa vàhư hỏng, lông gia cầm, phế phẩm từ sơ chế thực phẩm, thực phẩm ăn nhanh tại chợ...Thành phần thứ yếu: bao bì ny lon, các loại bao bì khác...

(6) Rác thải từ các công trình xây dựng:Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo gỡ và xây dựng các công trình xây dựng,công trình giao thông.

Các loại chất thải chủ yếu bao gồm:xà bần (gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao, cát đá ...) và hóa chất xây dựng(sơn, màu pha sơn, các hoạt chất tẩy rửa...)

Nguồn rác thải do hoạt động xây dựnglà hoạt động phổ biến thường xuyên trong cộng đồng, phát sinh thường xuyêntrong đời sống cộng đồng. Theo khoản 8 điều 64 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020về Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địađiểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thảitừ hệ thống thoát nước”. Quy định sẽ sớm được soạn thảo và ban hành khi các nghịđịnh, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trườngđược ban hành.

Theo số liệu thống kê thu gom chất thảirắn toàn tỉnh, thành phần rác chủ yếu là rác hữu cơ, với độ ẩm cao, có thể phânloại chung chất thải rắn tại tỉnh Kiên Giang như sau:

Bảng2: Các loại thành phần trong rác thải

THÀNH PHẦN RÁC SINH HOẠT

STT

Thành phần

Tỷ lệ %

1

Rác hữu cơ

70-80

2

Plastic

10-15

3

Giấy, bao bì

7-10

4

Các loại khác

3-5

100

Bảng3: Tỷ lệ các nguồn phát sinh rác đô thị

CÁC NGUỒN PHÁT SINH RÁC

STT

Nguồn phát sinh

Tỷ lệ %

1

Hộ dân

57,9

2

Đường phố

14,3

3

Công sở

2,80

4

Chợ

13,0

5

Thương nghiệp

12,0

100

b) Quản lý rác thải

* Cơ chế, chính sách

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lýnhà nước về quản lý tổng hợp chất thải rắn nói chung, quản lý chất thải rắnsinh hoạt nói riêng, nhiều cơ chế, chính sách, văn bản ở trung ương đã đượchoàn thiện và ban hành. UBND tỉnh cũng đã ban hành các quyết định, kế hoạch cụthể hóa việc tổ chức triển khai thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý chấtthải rắn trên địa bàn tỉnh, từng bước giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trườngdo chất thải rắn3.

Theo Đồ án quy hoạch quản lý chất thảirắn vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 56 trạm trung chuyểnchất thải rắn (10 trạm đô thị và 46 trạm nông thôn), 07khu xử lý CTR liên huyện (phụ lục I); 07 bãi chôn lấp khu vực đô thị; 20 bãi chôn lấp khu vực nông thôn và10 lò đốt xã đảo. Nội dung chính của quy hoạch đã đưa ra được các dự báo về khốilượng phát sinh, xác định phương thức và phân vùng thu gom, vận chuyển, xác địnhđược vị trí, số lượng và quy mô công suất xử lý của các cơ sở xử lý chất thải rắnsinh hoạt nhưng chưa tập trung vào các vấn đề liên quan đến phân loại rác thảitại nguồn, phương án thu gom, vận chuyển và công nghệ xửlý đáp ứng yêu cầu sau khi rác thải đã được phân loại.

* Tổ chức bộ máy quản lý và phân côngtrách nhiệm

Theo quy định tại khoản 6 Điều 78 và khoản6 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, UBND tỉnh có trách nhiệm quy hoạch,bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịpthời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trênđịa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống thu gom,lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thốngcác công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn; quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt củahộ gia đình, cá nhân; giá đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; hình thứcvà mức phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả dựa trên khối lượng hoặc thể tíchrác đã được phân loại.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyếtsố 09/NQ-CP ngày 03 tháng 2 năm 2019 trong đó giao Bộ TNMT là cơ quan thống nhấtquản lý nhà nước về chất thải rắn. Tiếp theo, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số24/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cũng có nội dungquy định Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBNDtỉnh quản lý nhà nước về chất thải rắn.

Ở cấp huyện, công tác quản lý nhà nướcvề chất thải rắn sinh hoạt do UBND huyện, thành phố thực hiện quản lý chung.Tùy thực tế địa phương, UBND huyện, thành phố giao nhiệm vụ tổ chức thực hiệnthu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt cho Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặcPhòng Công Thương hay BQL công trình công cộng.

c) Công tác phân loại và phương thứcthu gom, vận chuyển và xử lý

Về phân loại rác thải tại nguồn, trênđịa bàn tỉnh việc phân loại rác thải tại nguồn chỉ được triển khai thông quacác mô hình thí điểm, chưa áp dụng nhân rộng chương trình phân loại rác thải tạinguồn.

Về cơ sở vật chất, theo thống kê hiệnnay trên địa bàn tỉnh có 46 xe chuyên dụng do đơn vị thực hiện công tác thu gomcấp huyện quản lý; gần 950 xe cải tiến, đẩy tay để thu gom rác thải đến điểm tậptrung. Tuy nhiên, số lượng xe vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc thiếu phươngtiện, thời gian thu gom chưa phù hợp dẫn đến tình trạng chất thải rắn, chất thảisinh hoạt vẫn tồn đọng trong khu dân cư (chi tiết hiện trạng phương tiện đính kèm tại phụ lục II).

Về công tác thu gom, tần suất và tỷ lệthu gom rác thải phụ thuộc vào các yếu tố vị trí, thành phần và khối lượng chấtthải, nguồn nhân lực và chính sách quản lý chất thải đặc thù của từng khu vực. Ởkhu vực đô thị tần suất thu gom rác sinh hoạt thông thường là 1ngày/lần. Một trong những vấn đề bức xúc các đô thị hiện nay trong công tác thugom rác thải là thiếu các điểm tập kết và trạm trung chuyểnrác thải sinh hoạt ở khu vực đô thị. Ở khu vực nông thôn, hầu hết các tuyến thu gom ở xã vùng sâu chỉ tổ chức thu gom với tần suất từ2-3 ngày/lần hoặc 4-5 ngày/lần. Điểm tập kết chất thải rắn sinhhoạt thường bố trí ở đầu xóm, trên trục đường giao thôngchính của xã, không che chắn kín dẫn đến ô nhiễm môi trườngvà làm mất mỹ quan. Về phương thức thu gom, rác thường đượcthu gom thủ công bằng xe đẩy tay hoặc các phương tiện vận chuyển có tải trọngnhỏ tại các vị trí công cộng, trên vỉa hè, đường phố, tại cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, hộ gia đình... Sau đó tập trung tại điểm tập kết và chuyển đếnnhà máy xử lý bằng phương tiện vận chuyển có tải trọng lớn.

Về xử lý rác thải, hiện tại, trên địabàn tỉnh có 01 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang vận hành chính thức,với công suất xử lý 200 tấn/ngày, tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt phát sinhtrên địa bàn thành phố Rạch Giá và một số huyện lân cận; khu xử lý rác thảithành phố Hà Tiên, huyện Châu Thành, Vĩnh Thuận đang hoạt động; nâng tỷ lệ xửlý, chôn lấp hợp vệ sinh đạt 44 %; 03 khu xử lý tại huyện Giồng Riềng, GiangThành, Kiên Lương đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục.

Về triển khai thực hiện quy hoạch, việctriển khai thực hiện quy hoạch của tỉnh còn chậm tiến độ và chưa đạt mục tiêu.Do chậm triển khai thực hiện quy hoạch nên một số địa phương phát sinh nhữngbãi rác tạm thời gây ô nhiễm môi trường như: các xã đảo huyện Kiên Hải, Phú Quốc,Kiên Lương (Quy hoạch là đầu tư lò đốt). Do chậm tiến độ đầu tư 07 cơ sở xử lýchất thải rắn vùng tỉnh và vùng huyện nên công tác thu gom, xử lý chất thải rắnsinh hoạt ở các địa phương phải tổ chức thực hiện trong tình trạng rất bị động. Hiện tại, còn rất nhiều địa phương đang thu gom, vậnchuyển đến các bãi rác lộ thiên, không đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. Toàntỉnh có 46 bãi rác (trong đó, có 33 bãi rác lộ thiên đang hoạt động với quy môkhác nhau và 13 bãi rác đã được Quy hoạch nhưng chưa hoạt động) (hiện trạngcác bãi rác lộ thiên được trình bày tại phụlục III). Hiện có 02 huyện đã được giao kinhphí đầu tư lò đốt rác (Châu Thành, Vĩnh Thuận) và đang hoạt động (đặt tại vị trí bãi rác hiện hữu của huyện) để xử lý tạm thời lượng rác phát sinhtrong thời gian chờ các nhà máy xử lý rác quy hoạch theo vùng đi vào hoạt động.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 1/7cơ sở xử lý CTR vùng tỉnh và vùng huyện đã đưa vào hoạt động (Nhà máy xử lý rácthải thành phố Rạch Giá), 03 cơ sở đang tiến hành đầu tư xây dựng và hoàn chỉnhhồ sơ (Giồng Riềng, Giang Thành, Kiên Lương), 01 cơ sở đã thu hồi chủ trương đầutư (Phú Quốc) và hiện dự án đang được cải tạo để hoạt động trở lại, 01 cơ sởđang trong quá trình làm hồ sơ thủ tục để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (Phú Quốc).Còn 1 cơ sở (U Minh Thượng) chưa có nhà đầu tư.

Toàn tỉnh không có bãi chôn lấp chấtthải rắn hợp vệ sinh vận hành theo quy hoạch (trừ thành phố Hà Tiên được Chínhphủ Úc tài trợ thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinhnhưng vận hành chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật). Đến nay,các bãi rác chưa được chuyển đổi công năng thành trạm trung chuyển, chưa hìnhthành trạm trung chuyển chất thải theo quy hoạch.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt nôngthôn: tính đến thời điểm hiện nay, hầu hết các nội dung trong Quy hoạch chưa đượctriển khai thực hiện, ngoại trừ có 3 bãi rác được bố trí mới tại các vị trítheo quy hoạch, gồm: Tân Hiệp, An Minh, Giang Thành.

Đối với các xã đảo, theo quy hoạch sẽbố trí lò đốt tại các xã đảo, bao gồm: Tiên Hải (Hà Tiên), Sơn Hải và Hòn Nghệ(Kiên Lương); xã Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du (2 điểm) (Kiên Hải); xã ThổChâu và xã Hòn Thơm (Phú Quốc). Hiện nay, đã có 4/9 (do giảm 01 xã - Hòn Thơm)lò đốt gồm: Tiên Hải, Lại Sơn, Nam Du, Sơn Hải, Hòn Nghệ...

2. Tổng quan vềtình hình quản lý, xử lý nước thải ở các đô thị, khu dân cư

a) Tình hình phát sinh nước thải sinhhoạt

Trong năm 2019, ước tính lưu lượng nướcthải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 48.260 m3/ngày và nông thônlà khoảng 55.572 m3/ngày. Hiện nay các khu đô thị và khu dân cư nôngthôn vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và phi tập trung. Một phầnnước thải sinh hoạt (nước từ bồn cầu, âu tiểu) được xử lý bằng hầm tự hoại, phầnlớn lượng nước thải còn lại của người dân được thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh,rạch và cống thoát nước chung, gây ô nhiễm môi trường.

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnhKiên Giang giai đoạn 2016 - 2020, ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt dân cưphát sinh bình quân trong ngày như trong bảng dưới đây:

Bảng2.1. Ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt dân cư năm 2019

Stt

Huyện/ thành phố

Lưu lượng nước thải (m3/ngày)

Đô thị

Nông thôn

Tổng

1

TP. Rạch Giá (117,5 và 50 l/người/ngày)

22.370,6

728,6

23.099,2

2

TP. Phú Quốc (117,5 và 50 l/người/ngày)

8.081,5

3.140,9

11.222,4

3

TP Hà Tiên (117,5 và 50 l/người/ngày)

4.227,4

383,7

4.611,1

4

H. Kiên Lương (110 và 50 l/người/ngày)

3.041,4

2.195,0

5.236,4

5

H. Hòn Đất (90 và 50 l/người/ngày)

2.308,5

5.751,1

8.059,6

6

H. Giang Thành (50 l/người/ngày)

-

1.315,0

1.315,0

7

H. Tân Hiệp (90 và 50 l/người/ngày)

1.457,4

4.837,1

6.294,4

8

H. Châu Thành (90 và 50 l/người/ngày)

1.831,5

6.166,1

7.997,6

9

H. Giồng Riềng (90 và 50 l/người/ngày)

1.610,8

9.216,4

10.827,2

10

H. Gò Quao (90 và 50 l/người/ngày)

810,3

5.513,8

6.324,0

11

H. An Biên (90 và 50 l/người/ngày)

964,5

4.649,9

5.614,4

12

H. An Minh (90 và 50 l/người/ngày)

545,0

4.905,5

5.450,6

13

H. Vĩnh Thuận (90 và 50 l/người/ngày)

1.011,3

3.123,2

4.134,5

14

H. U Minh Thượng (50 l/người/ngày)

-

2.854,2

2.854,2

15

H. Kiên Hải (50 l/người/ngày) (*)

-

791,6

791,6

Tổng cộng:

48.260,2

55.571,9

103.832,0

Hiên tại, các đô thị và khu dân cưnông thôn đều không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong khi tỷ lệ hộgia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 74,70% nên nguy cơ ô nhiễm do nước thải sinhhoạt dân cư là rất cao4

b) Quản lý, xử lý nước thải

* Cơ chế, chính sách

Nhiều cơ chế, chính sách, văn bản ởtrung ương đã được ban hành, hoàn thiện sửa đổi, bổ sung để phù hợp khi áp dụngtrong thực tế. Nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật về thoát nước và xử lýnước thải đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật,ngày 27 tháng 4 năm 2020, Bộ Xây dựng đã ban hành văn bản hợp nhất số13/VBHN-BXD Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải; hợp nhất nội dung Nghịđịnh số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về Thoát nước và xửlý nước thải có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 được sửa đổi, bổ sungbởi Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về Sửa đổi,bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, có hiệulực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Nghị định này quy định về hoạt động thoátnước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khuchế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn tập trung; quyền và nghĩa vụcủa tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xửlý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định đưa ra các quy định cụ thể về Đầutư phát triển hệ thống thoát nước; Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước; Đấu nốihệ thống thoát nước; Giá dịch vụ thoát nước; Trách nhiệm quản lý nhà nước vềthoát nước và xử lý nước thải...

* Tổ chức bộ máy và phân công tráchnhiệm

Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyệnđược quy định gồm: Tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước,xử lý nước thải (bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hố kiểm tra đến mạnglưới thoát nước cấp 3, cấp 2 và cấp 1) và là chủ sở hữu công trình thoát nướcđô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn theo phân cấp;Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải domình làm chủ sở hữu; Tập hợp, lưu trữ hồ sơ quản lý thoát nước; báo cáo côngtác quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn theo định kỳ vàđột xuất về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; Bố trí kinhphí sự nghiệp hàng năm cho công tác duy tu, sửa chữa, cải tạo hệ thống thoát nướcđảm bảo vận hành có hiệu quả hệ thống thoát nước và các yêu cầu về an toàn, cảnhquan và môi trường...

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấpxã, được quy định gồm: quản lý hệ thống thoát nước khu dân cư, điểm dân cư nôngthôn tập trung trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Tổ chứckiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý các vi phạm về quản lý hệ thống thoát nướctrên địa bàn mình quản lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; Tuyên truyền,vận động sự tham gia của cộng đồng trong việc sử dụng, bảo vệ và khai thác hiệuquả, đúng mục đích của hệ thống thoát nước, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường;Tổ chức quản lý hệ thống thoát nước mưa do mình làm chủ sởhữu, gồm: Xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa hàng năm, đềxuất Ủy ban nhân dân cấp huyện về kế hoạch phát triển và khắc phục trong quảnlý thoát nước trên địa bàn do mình phụ trách...

Xem thêm: Msi Gs60 Ghost Pro (002) Review, Specification Gs60 6Qe Ghost Pro(4K)

c) Thoát nước và xử lý nước thải tạicác đô thị

Hệ thống thoát nước phổ biến ở các đôthị của tỉnh là hệ thống thoát nước chung (thoát nước mưa và nước thải sinhhoạt kết hợp). Nhìn chung, hạ tầng thoát nước đã cũ,xuống cấp, kết nối thiếu đồng bộ gây khó khăn trong công tác vận hành bảo dưỡng;chưa đáp ứng tốt yêu cầu thoát nước cho đô thị trong điều kiện mưa với cường độlớn và liên tục.

Việc đấu nối nước thải của các hộ dânchưa được quan tâm, không kiểm soát được số lượng đấu nối cũng như kỹ thuật đấunối chưa phù hợp. Tình trạng này dẫn đến việc thu gom nướcthải không triệt để, nước thải bị phát tán ra môi trường xung quanh gây ô nhiễmmôi trường ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Theo các báo cáo gần đây và phiếu thuthập thông tin, phần lớn các đô thị chưa xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nướcthải tập trung. Việc xả thải tại các đô thị chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trườngcủa nguồn tiếp nhận, hiện nay đa phần là thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch...mà chưa qua xử lý.

II. ĐÁNH GIÁ HIỆNTRẠNG QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI Ở CÁC ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH HIỆN NAY

1. Kết quả đạtđược

Về quản lý rác thải, công tác thugom, xử lý rác được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm chỉ đạo, Nhân dân ủnghộ, tham gia nhiệt tình, ý thức bảo vệ môi trường của mọi tầng lớp trong xã hộiđã từng bước được nâng cao, từ đó tạo nên những chuyển biến đáng kể. Xã hội hóatrong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được khuyến khích; trên địabàn tỉnh có nhiều đơn vị tham gia công tác thu gom xử lý rác thải và vận hànhcó hiệu quả. Công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt các khu dân cư nôngthôn đã từng bước đi vào nề nếp; các công trình xử lý rác thải sinh hoạt quy môcấp xã, xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp sử dụng lò đốt trước mắt đãgiảm thiểu được tình trạng xả rác thải bừa bãi ra sông,kênh, mương, khu vực công cộng; cảnh quan môi trường nông thôn đã được cải thiệnrõ rệt.

Về quản lý nước thải, nhìn chung cácđô thị, các điểm dân cư đã có quy hoạch xây dựng được thực hiện xây dựng theođúng cao độ khống chế, vì vậy các điểm đô thị, các thị trấn ít bị ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm. Vấn đề thoát nướcvà ngập úng đô thị được các cấp chính quyền quan tâm, coi trọng và chỉ đạo giải quyết có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng vàban hành quy định văn bản hướng dẫn về quản lý thoát nướcvà xử lý nước thải trên/ địa bàn tỉnh được thực hiện tốt.

2. Khó khăn, hạnchế:

Về quản lý, xử lý rác thải:

Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạtchưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giảipháp giảm thiểu rác thải trong sinh hoạt.

Việc quy hoạch, đầu tư, bố trí các điểmtập kết, trung chuyển rác thải chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Hầu hết các bãi chôn lấp rác thải hiệnnay chưa đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, chủ yếu là bãi chứa tạm thời.

Phương tiện, trang thiết bị cho việcthu gom, vận chuyển chất thải hiện tại còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa phù hợp vàđồng bộ với việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Là cơ quan chuyên môn duy nhất giúpviệc cho UBND cấp tỉnh trong vấn đề quản lý chất thải rắn, nhân lực chuyêntrách cho lĩnh vực này là chưa đủ để Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốtnhiệm vụ được giao.

Về quản lý, xử lý nước thải:

Hiện trạng thoát nước mưa, thoát nướcvà xử lý nước thải đô thị vẫn chưa đáp ứng các chỉ tiêu trong Quyết định589/QĐ-TTg Điều chỉnh định hướng thoát nước đô thị và khu công nghiệp (chitiết tại phụ lục số VI, VII).

Những nơi đô thị hóa cao, tỷ lệ bêtông hóa, nhựa hóa bề mặt lớn làm giảm khả năng thấm tự nhiên dễ gây ngập lụt cụcbộ. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp tốc độtăng dân số và đô thị hoá gây ô nhiễm môi trường, suy thoái chất lượng nguồn nước.

Kết cấu hạ tầng thoát nước đã được quantâm đầu tư cải tạo, nhưng vẫn đang trong tình trạng thiếu liên kết chưa đáp ứngtốt khả năng thoát nước mặt trong mùa mưa bão.

Công tác đầu tư xây dựng hệ thốngthoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.Nhu cầu vốn để thực hiện thoát nước và xử lý nước thải là rất lớn trong khi đó nguồn lực địa phương hạn chế chưađáp ứng được yêu cầu phát triển của các đô thị.

Việc không tuân thủ quy hoạch, xây dựngnhà lấn chiếm dòng chảy của các kênh, rạch trong khu vực đã làm tắc nghẽn đườngthoát nước mặt tự nhiên gây ra tình trạng ngập úng cục bộ và mất vệ sinh đô thị.

Ý thức bảo vệ môi trường của ngườidân chưa cao, tình trạng người dân bỏ rác không đúng nơi quy định, thậm chí cònđổ rác xuống các cống (tại những chỗ nắp hố bị bể) gây nghẹt cống, nước thảikhông thoát đi được khi mưa lớn gây tràn và ngập cục bộ.

Tần suất và cường độ mưa diễn biến bấtthường, kết hợp triều cường dâng cao làm ngập các miệng xả tạo ra áp lực ngượcngăn cản dòng xả thải của các tuyến cống tại các miệng xả làm cho việc xả thảidiễn ra rất chậm gây ngập úng cục bộ.

Phần lớn các đô thị chưa xây dựng hệthống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Việc xả thải tại các đô thị hiệnnay đa phần là thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch... mà chưa qua xử lý.5

3. Nguyên nhân

* Các nguyên nhân của những tồn tại,hạn chế trong quản lý, xử lý rác thải gồm:

Về công tác quản lý: thời gian qua cơ chế phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong thờigian qua có sự giao thoa, chồng chéo giữa các cơ quan chuyên môn, chưa phù hợpvới nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm. Công táctruyền thông nâng cao ý thức của cộng đồng chưa được thực hiện thường xuyên,liên tục. Các địa phương chưa quan tâm đúng mức cho công tác quản lý chất thảirắn trên địa bàn; Chưa bố trí đầy đủnguồn lực cho công tác thu gom, xử lý rác thải; nguồn kinh phí và năng lực quảnlý chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cơ chế,chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác quản lý chấtthải rắn, đặc biệt là rác thải còn nhiều bất cập; Huy động các nguồn vốn ngoàingân sách còn khó khăn. Quy định về đơn giá xử lý hiện nay chưa thu hút đượccác nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mô hình quản lý chất thảirắn sinh hoạt khu vực nông thôn cũng như nguồn lực thực hiện chưa được quan tâmđầu tư đúng mức, thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực.

Về cơ sở hạ tầng: việc đầu tư hạ tầng thu gom, lưu giữ, tập công tác kết, trung chuyển, vậnchuyển và xử lý rác thải chưa đáp ứng với tình hình thực tế; Việc triển khai thựchiện các quy hoạch khu xử lý chất thải rắn còn chậm. Các dự án xử lý chất thảirắn tuy đã có chủ trương chậm triển khai theo cam kết thỏa thuận. Tại một số địaphương, rác thải vẫn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc bằng cáclò đốt cỡ nhỏ không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Về ý thức, nhận thức: nhận thức của người dân vềcông tác bảo vệ môi trường và thu gom, xử lý rác thải tuy đã được nâng lênnhưng chưa chuyển biến đến mức thành hành động và thói quen trong việc phân loại,thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Việc phân loại rác thải tại nguồn chỉ ở mứcthí điểm, chưa được tổng kết, đánh giá và nhân rộng mô hình.

* Các nguyên nhân của những tồn tại,hạn chế trong quản lý, xử lý nước thải:

Về cơ sở hạ tầng: hệ thống tiêu thoát nước chưa hoàn thiện. Tại một số đô thị cũ hệ thốngthoát nước được hình thành và sử dụng thời gian khá dài, nhiều nơi bị xuống cấp.Hệ thống thoát nước tại các đô thị cũ như Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá có mộtsố đoạn thiếu liên kết, đường kính nhỏ không đáp ứng nhu cầu thoát nước trongmùa mưa bão hiện nay. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thoát nướcvà chống ngập úng đô thị không theo kịp với tốc độ phát triển đô thị. Hệ thốngthoát nước được mở rộng nâng cấp, cải tạo qua các thời kỳ dẫn đến thiếu đồng bộgây ra những điểm nghẽn. Nhiều khu đô thị mới hình thành theo cao độ quy hoạchnên có nền cao hơn các khu đô thị cũ làm thay đổi hướng thoát nước và đườngphân thủy, gây ngập úng cục bộ tại những chỗ trũng, nơi tiếp giáp giữa 2 khu.Quá trình đô thị hóa làm tăng diện tích bê tông hóa, nhựa hóa bề mặt dẫn đến giảmbề mặt thấm tự nhiên của khu vực cùng với hệ thống thoát nước mưa chưa được đầutư phù hợp gây ra tình trạng ngập úng đô thị là điều không thể tránh khỏi.

Về điều kiện tự nhiên: ảnh hưởng của mưa lớn bất thường (tần suất, lượng mưa...) kết hợp vớigiai đoạn thủy triều cao, xâm nhập qua hệ thống sông, dẫn đến đỉnh triều caohơn các mức tính toán cũ, gây khó khăn cho việc tiêu nước. Cao độ nền thấp và vấnđề sụt lún nền đô thị dẫn đến cốt nền xây dựng đô thị thấp không đủ để tạo độ dốcphù hợp cho việc thoát nước và nhiều khu vực còn thấp hơn mức nước sông khi cótriều cường lên cao, nên không thể tiêu thoát tự nhiên ra ngoài. Tỉnh KiênGiang có vị trí ven biển nên chịu nhiều tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu,triều cường nước biển dâng là một trong những tác nhân cộng hưởng chính gây nênsự ngập úng đô thị trong thời gian qua.

Về nhận thức: nhận thức của người dân còn hạn chế nên nhiều nơi người dân lấn chiếm,san lấp trái phép, nhiều miệng thu bị người dân bịt kín để ngăn mùi hôi bốclên, tình trạng xả rác ra kênh rạch, cửa xả vẫn còn tồn tại làm thu hẹp dòng chảy,tắc nghẽn hệ thống thoát nước, hố ga, cửa xả. Hệ thống điều hòa nước tự nhiên bịsan lấp, lấn chiếm để xây dựng nhà ở không theo quy hoạch, nước không có đườngthoát là nguyên nhân gây ngập úng cho các đô thị.

Các vấn đề nêu trên đã và đang làm giảmhiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, xử lý chất rác thải, nước thải hiệnnay.

PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰCHIỆN

I. DỰ BÁO TÌNHHÌNH, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI ỞCÁC ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ

1. Dự báo tìnhhình

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đềra một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 trong đó chỉ tiêu về môi trường có chỉtiêu Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạttrên 70%; các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2021-2025, trong đó có các chỉ tiêu vềmôi trường: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêuchuẩn, quy chuẩn đạt 90%. Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quảnlý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu đếnnăm 2025, có tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị đượcthu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; 80% lượng chất thải rắnsinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vậnchuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường,... Chỉ thịsố 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giảipháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, có nội dung chỉ thị: Rà soát,đánh giá công nghệ xử lý rác thải hiện có trên địa bàn, yêu cầu các cơ sở xử lýphải có lộ trình đổi mới công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệmôi trường, thực hiện trước năm 2023; xử lý ô nhiễm, cải tạo, nâng cấp các bãichôn lấp rác thải không hợp vệ sinh; xây dựng lộ trình và chỉ đạo tổ chức thựchiện việc xử lý triệt để các bãi chôn lấp rác thải tự phát không theo quy địnhvà ngăn chặn việc hình thành các bãi chôn lấp tự phát mới. Các tỉnh phấn đấu đếnhết năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếpxuống dưới 30%; đối với các khu vực nông thôn cần tận dụng tối đa lượng chất thảihữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xửlý tại các hộ gia đình thành phân compost.

Theo quy hoạch quản lý chất thải rắnvùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, trên cơ sở tiêu chuẩn thải rác và chỉ tiêuthu gom đã lựa chọn, cùng với quy mô dân số đến năm 2025 đã được dự báo và mụctiêu của chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 vàtầm nhìn đến năm 2050. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Kiên Giang đếnnăm 2025 phát sinh hàng ngày là 3.344 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị là1.727 tấn/ngày; nông thôn là 1.617 tấn/ngày. Song song đó,dự báo chất thải rắn du lịch phát sinh đến năm 2025 là 198,18 tấn/ngày.

Về nước thải, cần phấn đấu để phù hợpvới loại đô thị theo chỉ tiêu thoát nước thải đô thị. theo định hướng Định hướngphát triển thoát nước và chống ngập úng đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đếnnăm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (chi tiết tại phụ lục số VI, VII).

Quá trình đô thị hóa cùng với sự giatăng về dân số, sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống Nhân dân ngày càng đượcnâng cao thì lượng nước thải, rác thải phát sinh ngày càng tạo áp lực lên môitrường sống. Vì vậy, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống thugom, xử lý rác thải, nước thải đô thị, khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh là nhucầu cấp bách nhằm đảm bảo môi trường, chất lượng cuộc sốngcủa người dân.

2. Quan điểm, mụctiêu

a) Quan điểm

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinhphải được quản lý theo hướng coi là tài nguyên, được phân loại, thu gom phù hợpvới công nghệ xử lý được lựa chọn; khuyến khích xử lý chất thải thành nguyên liệu,nhiên liệu, các sản phẩm thân thiện môi trường, xử lý chất thải kết hợp với thuhồi năng lượng, tiết kiệm đất đai và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của từng địa phương.

- Đầu tư hệ thống quản lý chất thải rắnsinh hoạt phải đồng bộ, bao gồm xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt,công tác thu gom, vận chuyển trên cơ sở công nghệ phù hợp.Thực hiện đầu tư cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt phải có trọng tâm, trọngđiểm và ưu tiên cho từng giai đoạn cụ thể, tránh dàn trải,kém hiệu quả.

- Việc đầu tư cho công tác thu gom, vậnchuyển, tái chế và xử lý chất thảirắn sinh hoạt phải được thực hiện bằng những công nghệ tiên tiến,hiện đại, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiệnthực tế của từng địa phương, hạn chế thấp nhất lượng chấtthải rắn sinh hoạt phải chôn lấp.

- Việc tăng cường nguồn lực cho các địaphương trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt phải đi kèm với việc kiểmtra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện.

- Xác định công tác phân loại, thu gom,xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàntỉnh.

- Nước thải phải được thu gom và xửlý đạt quy chuẩn theo quy định mới được xả thải ra môi trường.

b) Mục tiêu chung

- Cải thiện chất lượng môi trường, bảovệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế bền vững.

- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thảirắn, nước thải đô thị và các khu dân cư nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảmbảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.

- Xây dựng hệ thống quản lý chất thảirắn hiện đại, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng,tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến vàphù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyênđất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xửlý triệt để theo các phương thức phù hợp.

- Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệthống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị và toàn bộ nước thảiđược xử lý phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Tăng tỷ lệ đấu nối nước thải từ hộgia đình đến hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống thoát nước được vậnhành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng vềquản lý tổng hợp chất thải rắn, về quản lý nước thải hình thành lối sống thânthiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tàichính và nguồn nhân lực cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt và quản lý nước thải.

- Tập trung sự lãnh đạo, huy động sựvào cuộc của các cấp, các ngành; tăng cường sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồngbộ hệ thống quản lý, thu gom, xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn tỉnh nhằmkiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, sức khỏe người dân,góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

c) Mục tiêu cụ thể

* Mục tiêu đến năm 2025:

- Đối với chất thải rắn sinh hoạtđô thị và khu dân cư tập trung:

90 % tổng lượng chất thải rắn sinh hoạtphát sinh tại các đô thị loại I, II, III, IV; 85 % tổng chất thải rắn tại cácđô thị loại V và 80% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm dân cưnông thôn được thu gom, xử lý hoặc tự xử lý để đảm bảo môi trường; 35 % tổng sốhộ trong khu vực đô thị và 25 % số hộ khu vực nông thôn thực hiện biện pháp giảmthiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; sử dụng 100% túi nilon thânthiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đíchsinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy; 90 - 95% các bãi chôn lấp chấtthải rắn sinh hoạt tại các đô thị đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụngđất; việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tỷ lệchôn lấp sau xử lý không quá 20 %.

- Đối với nước thải:

* Đô thị loại II trở lên:

+ Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thốngthoát nước đô thị đạt trung bình trên 80% diện tích bao phủ dịch vụ.

+ 20% tổng lượng nước thải tại các đôthị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ramôi trường.

+ 30% nước thải sau xử lý đạt tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tái sử dụng tưới cây, rửa đường đô thị và cácnhu cầu khác.

* Đô thị loại III và IV:

+ Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thốngthoát nước đô thị đạt trung bình trên 70% diện tích bao phủ dịch vụ.

+ 20% tổng lượng nước thải đối với đôthị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ramôi trường.

* Đô thị loại V và đô thị hình thành mới:

+ Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thốngthoát nước đô thị đạt trung bình trên 70% diện tích bao phủ dịch vụ.

+ 15% tổng lượng nước thải đối với đôthị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ramôi trường.

* Tầm nhìn đến năm 2050:

Phấn đấu tất cả các loại chất thải rắnphát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng công nghệ tiêntiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế, hạn chế khốilượng chất thải rắn chôn lấp đến mức thấp nhất.

Các đô thị được xây dựng đồng bộ vàhoàn thiện hệ thống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị vàtoàn bộ nước thải được xử lý phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ranguồn tiếp nhận.

Có kế hoạch giải quyết thoát nước ứngphó với biến đổi khí hậu.

3. Các nhiệm vụchủ yếu:

- Tổ chức triển khai quy định về quảnlý nước thải, rác thải trên địa bàn tỉnh theo Luật Bảo vệ môi trường và các vănbản hướng dẫn. Nghiêm túc tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch quy định về quảnlý nước thải, rác thải trên địa bàn tỉnh đã được ban hành. 6

+ Quy định lộ trình bố trí quỹ đất, đầutư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xửlý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo quyđịnh tại điểm b, khoản 5 điều 86 Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020.

+ Quy định lộ trình và chính sách hỗtrợ xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ trên địa bàntỉnh Kiên Giang theo quy định tại điểm c, khoản 5, điều 86 Luật Bảo vệ môi trường(sửa